【bang xep hang u17】Đồng Bằng Sông Cửu Long: Khẩn trương phòng, chống hạn, mặn
Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào mùa khô,ĐồngBằngSngCửuLongKhẩntrươngphngchốnghạnmặbang xep hang u17 vì vậy phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn là nhiệm vụ cấp bách được các ngành chức năng, người dân triển khai quyết liệt để bảo vệ sản xuất và sinh hoạt.
Kiên Giang triển khai đóng cống ngăn mặn bảo vệ sản xuất lúa.
Hàng chục ngàn héc-ta lúa bị mặn đe dọa
Những ngày qua, nhiều nông dân trồng lúa ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) phập phồng lo lắng khi hàng chục ngàn héc-ta lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bị thiếu nước ngọt bởi tình trạng nước mặn tấn công vào ruộng. Bà Nguyễn Thị Thủy, ngụ xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, than thở: “Gần 25ha lúa của gia đình đang lúc trổ bông nhưng nước mặn về sớm và uy hiếp. Vấn đề cấp bách lúc này là cần nguồn nước ngọt để bơm vào nhằm duy trì sự phát triển cho cây lúa và tích trữ để chống mặn”. Lão nông Trần Văn Đựng, ở ấp Tân Điền, xã Hòa Điền, bức xúc: “900 công lúa của gia đình tôi cùng hàng chục ngàn héc-ta lúa của bà con, là mạng sống của người dân. Hạn, mặn 2015, 2016 dân thiệt hại nặng và sự thiệt hại đó còn ảnh hưởng đến hôm nay. Nếu năm nay lúa chết nữa thì bà con làm sao sống nổi”.
Theo người dân địa phương thì năm nay các ngành chức năng triển khai đóng các đập, cống ngăn nước mặn khá chậm, vì vậy nước mặn xâm nhập sâu vào bên trong gây khó cho sản xuất lúa. Trước tình hình trên, vào cuối tháng 2- 2018, nhiều hộ dân của hai xã Kiên Bình và xã Hòa Điền đã tìm đến UBND huyện Kiên Lương đề nghị triển khai nhanh việc phòng, chống mặn, bởi nước mặn tràn vào các con kênh và đe dọa nhiều ruộng lúa. Trước đó, vào vụ Hè thu 2015-2016 và vụ Đông xuân 2016-2017, nước mặn cũng tràn vào khu vực này khiến lúa bị thiệt hại tràn lan. Do lo ngại tình trạng lúa chết có nguy cơ xảy ra nên đầu tháng 3-2018, người dân xã Hòa Điền và xã Kiên Bình tiếp tục đến UBND huyện Kiên Lương đốc thúc việc ngăn mặn.
Ông Trần Bình Trọng, Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Kiên Lương, cho biết: “Để chống mặn, ngành chức năng đã tiến hành đắp đập Kênh 6; song song đó xem xét diễn biến tình hình để điều tiết hợp lý các cống Lung Lớn 1, 2, cống Cái Tre. Riêng cống Ba Hòn, sẽ mở để tháo mặn ngay khi mực nước phù hợp nhất. Ngoài ra, huyện đã chuẩn bị 4 máy bơm công suất lớn để bơm nước mặn ra ngoài nếu mở cống không được… Công việc bảo vệ lúa đang được tích cực triển khai”.
Nhiều địa phương vào cuộc mạnh mẽ
Tại Tiền Giang, tính đến đầu tháng 3-2018, nước mặn đã xâm nhập vào đất liền khoảng 20km. Dự báo giữa tháng 3 này, mặn tiếp tục lấn sâu vào từ 30-40km. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Tiền Giang, cho biết: “Hiện thời mặn chưa diễn biến gay gắt như năm 2016, nhưng tỉnh luôn đề cao cảnh giác và chủ động các phương án ứng phó. Trước mắt, ở những vùng đã bị nước mặn tràn vào thì đóng kín các cống đập bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những khu vực nước mặn chưa đến thì tranh thủ lấy nước ngọt dự trữ càng nhiều càng tốt, chuẩn bị lâu dài cho sản xuất lúa và sinh hoạt của người dân. Thuận lợi là hệ thống kênh mương ở vùng dự án ngọt hóa Gò Công đã cơ bản hoàn thiện nên việc ngăn mặn, trữ ngọt đang phát huy khá tốt; nhờ đó mà hơn 26.000ha lúa ở vùng này chưa bị ảnh hưởng”.
Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã ban hành Chỉ thị về phòng, chống hạn, mặn và cháy rừng năm 2018 trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang yêu cầu các ngành, các cấp chủ động thực hiện nhiệm vụ và tuyên truyền sâu rộng đến người dân về diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2018. Tăng cường kiểm tra, duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình ngăn mặn, dẫn và trữ nước ngọt. Tỉnh lưu ý các huyện phía Đông phải lập kế hoạch cụ thể cho từng khu vực dự án, chủ động ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xấu xảy ra. Tiến hành nạo vét các tuyến kênh cấp 2, cấp 3 để trữ nước, đồng thời sẵn sàng phương án bơm chuyền nước để cứu lúa nếu mặn diễn biến phức tạp.
Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho rằng: “Sau khi kiểm tra tình hình hạn, mặn ở địa bàn thành phố Vị Thanh cho thấy, hiện nay độ mặn đo được còn ở mức thấp, nhưng theo dự báo của ngành chức năng thì năm nay tình hình xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, các ngành chức năng cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn mặn, không lơ là chủ quan; phải thường xuyên kiểm tra nồng độ mặn tại các điểm chính, khi phát hiện nồng độ vượt mức cho phép thì thông báo cho người dân biết để phòng tránh hiệu quả, không để thiệt hại về sản xuất nông nghiệp…”.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, nhằm chủ động phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn mùa khô 2018, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố; Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi An Giang, Điện lực An Giang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh… theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, hạn, mặn, nguồn nước; thường xuyên kiểm tra các hồ chứa, sông, kênh, rạch; có kế hoạch nạo vét hệ thống kênh mương cạn kiệt, cửa vào các cống lấy nước, khơi thông dòng chảy, đảm bảo đủ nguồn nước để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong suốt mùa khô.
UBND tỉnh Bến Tre nhận định, rút kinh nghiệm những năm trước nước mặn gây khó cho nông nghiệp. Vì vậy, năm nay tỉnh rất chủ động phòng, chống hạn, mặn. Cụ thể, cả hệ thống chính trị đều vào cuộc và xem phòng, chống hạn, mặn vào mùa khô là nhiệm vụ quan trọng. Ngành chuyên môn phải nắm chặt diễn biến mặn hàng ngày để thông tin nhanh cho người dân chủ động ứng phó tốt nhất. Mục tiêu là bảo vệ tốt cho sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra…
Bài, ảnh: HƯNG TÂN