【kết quả hạng 2 phần lan】Giải ngân vốn bảo trì đường bộ đạt hiệu quả và tiến độ tích cực
Đấu thầu qua mạng 100% các gói phải đấu thầu
Theảingânvốnbảotrìđườngbộđạthiệuquảvàtiếnđộtíchcựkết quả hạng 2 phần lano Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), tính đến hết tháng 6/2022, công tác bảo dưỡng thường xuyên (BDTX) đạt 50% kế hoạch năm. Tổng cục ĐBVN tích cực chỉ đạo các ban quản lý dự án (QLDA), nhà thầu thi công hoàn thành các dự án xử lý chống ngập trên quốc lộ (41 điểm ngập) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo tiến độ, chất lượng; hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án sửa chữa định kỳ (SCĐK) năm 2022; thực hiện đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu phải đấu thầu; chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công để triển khai thi công trước mùa mưa bão.
Tổng cục ĐBVN cũng hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt các dự án SCĐK thuộc danh mục bổ sung kế hoạch năm 2022 đối với các công trình sửa chữa trên quốc lộ (QL) 1, đường Hồ Chí Minh và một số tuyến QL trọng yếu để nâng cao năng lực khai thác trên các trục huyết mạch, đảm bảo giao thông (theo chủ trương của Bộ Giao thông vận tải - GTVT khoảng 1.100 tỷ đồng).
Công tác bảo trì đường bộ hiệu quả góp phần gìn giữ kết cấu hạ tầng giao thông. |
Ngành đường bộ tăng cường công tác rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) mới phát sinh; ưu tiên sơn kẻ đường, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư. Riêng các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm tăng cường tường phòng hộ, các đơn vị xây dựng các đường cứu nạn, hốc cứu nạn cho các xe mất phanh; hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu trên đường cao tốc. Tính đến nay, toàn ngành đã xử lý 38 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh.
Về việc thi công trên hiện trường, tổng cục cho biết, các tuyến đường có các dự án sửa chữa, các đơn vị đã và đang triển khai thi công, một số gói thầu đã hoàn thành, nhiều gói thầu đã hoàn thành khối lượng lớn. Tuy nhiên cũng có trường hợp triển khai chậm hơn, khối lượng thực hiện chưa nhiều. Lý giải về các khó khăn trong quá trình thực hiện, đơn vị này cho hay, từ đầu năm đến nay mưa nhiều, lũ đến sớm hơn các năm trước.
Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng như nhựa đường, xi măng, sắt thép, cát đá, giá xăng, dầu tăng cao, trong khi cơ bản các hợp đồng dự án sửa chữa bảo trì là hợp đồng trọn gói, nên gây khó khăn cho việc triển khai dự án. Vì vậy, dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 , Tổng cục ĐBVN được Bộ GTVT giao gần 10.500 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2022, Tổng cục ĐBVN đã giải ngân hơn 4.300 tỷ đồng vốn bảo trì đường bộ, đạt gần 42% do thời gian này phải tổ chức đấu thầu.
Đến 31/12 hoàn thành 100% công tác giải ngân vốn bảo trì
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện, để khắc phục các khó khăn trên, tổng cục đã kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn, giải pháp xử lý bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, việc khó khăn về giá cũng tác động đến một số dự án phải cắt giảm công việc chưa cấp thiết.
Đồng thời, tổng cục cũng đôn đốc các chủ đầu tư tăng cường công tác quản lý chất lượng và tiến độ đối với các dự án sửa chữa định kỳ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các điểm đen, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông sẽ được ưu tiên khắc phục. Bên cạnh đó, toàn ngành tăng cường công tác sửa chữa mặt đường êm thuận; tập trung sửa chữa, chỉnh trang các công trình an toàn giao thông (ATGT), bổ sung vạch sơn kẻ đường, sơn lại các vạch sơn bị mờ, tường phòng hộ, biển báo, đường cứu nạn, hốc cứu nạn trên các tuyến đường nguy hiểm.
Các dự án trọng điểm được tập trung đầu tưDự án quản lý tài sản đường bộ; Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý đường địa phương; Dự án nâng cấp QL 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai; Dự án QL 8A đoạn Km37-Km85 tỉnh Hà Tĩnh; Dự án cải tạo, nâng cấp QL 27... Dự kiến đến 15/10/2022 sẽ giải ngân đạt 85% dự toán giao và đến 31/12/2022 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân. |
Tổng cục ĐBVN tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp trong BDTX, SCĐK, đột xuất, kiểm tra, kiểm định, quan trắc... nhằm hạn chế sự xuống cấp của các tuyến đường, bảo đảm giao thông an toàn thông suốt; tổ chức kiểm tra hiện trường đối với một số dự án, tăng cường công tác quản lý chất lượng và tiến độ đối với các dự án SCĐK, phấn đấu đến cuối năm cơ bản hoàn thành công tác thi công trên hiện trường; chỉ đạo, đôn đốc các ban QLDA tăng cường công tác quản lý dự án, đặc biệt chú trọng công tác quản lý tiến độ, chất lượng thi công công trình, tiến độ giải ngân.
Trong đó, các dự án trọng điểm phải được tập trung đầu tư, như: VRAMP, LRAMP; Dự án nâng cấp QL 4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai; Dự án QL 8A đoạn Km37-Km85 tỉnh Hà Tĩnh; Dự án cải tạo, nâng cấp QL 27... Dự kiến đến 15/10/2022 sẽ giải ngân đạt 85% dự toán giao và đến 31/12/2022 sẽ hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân.
Bên cạnh đó cũng tiếp tục rà soát xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh trong quá trình khai thác. Tiếp tục theo dõi việc thực hiện hợp đồng dự án thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng BOO1 và BOO2, xử lý kịp thời các vướng mắc. Đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án BOT trong công tác quản lý, bảo trì công trình năm 2022. Quyết liệt chỉ đạo các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án triển khai thực hiện thu phí tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT.