您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả vòng loại c2】Thủ tướng giao 6 nhiệm vụ nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán bền vững 正文

【kết quả vòng loại c2】Thủ tướng giao 6 nhiệm vụ nhằm đảm bảo thị trường chứng khoán bền vững

时间:2025-01-09 13:50:55 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thủ tướng tin tưởng chắc chắn rằng, TTCK Việt Nam sẽ phát triển nhanh, mạn kết quả vòng loại c2

thu tuong nguyen xuan phuc

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm,ủtướnggiaonhiệmvụnhằmđảmbảothịtrườngchứngkhoánbềnvữkết quả vòng loại c2 Thủ tướng tin tưởng chắc chắn rằng, TTCK Việt Nam sẽ phát triển nhanh, mạnh và vững chắc, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ảnh: DT

Lễ kỷ niệm còn có sự tham dự của: Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

Về phía Bộ Tài chính có sự tham dự của: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Bộ Tài chính và UBCKNN qua các thời kỳ; cùng đông đảo các thành viên thị trường chứng khoán (TTCK).

Ngành Chứng khoán ngày càng lớn mạnh, trưởng thành

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đã biểu dương và ghi nhận các thành tích đã đạt được của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Tài chính, UBCKNN, các Sở GDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán, cũng như các thành viên thị trường, hệ thống truyền thông, báo chí trên chặng đường phát triển TTCK 20 năm qua.

20 năm ngành chứng khoán
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho tập thể Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ảnh: DT

Thủ tướng đánh giá, trong tiến trình cải cách nền kinh tế nước ta, TTCK đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng nền kinh tế năng động, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh. TTCK không chỉ là kênh huy động vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, từ người dân và xã hội, kể cả từ nước ngoài, tạo nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả; nâng cao năng lực quản trị và công khai minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, với sự ra đời ban đầu là UBCKNN, ngành Chứng khoán đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành; TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ về quy mô, không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thúc đẩy hội nhập quốc tế, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, định hình cấu trúc hệ thống tài chính hiện đại; góp phần đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cường công khai, minh bạch.

Bắt đầu chỉ với 2 mã cổ phiếu niêm yết, tới nay, đã có hơn 1.000 công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 Sở giao dịch chứng khoán. Tổng giá trị vốn huy động qua TTCK tới nay ước đạt 2 triệu tỷ đồng, đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Đến nay giá trị dư nợ trái phiếu chiếm khoảng 24% GDP; mức vốn hóa thị trường cổ phiếu vào khoảng 39%GDP; tính chung quy mô TTCK đã chiếm khoảng 63% GDP.

“Đây là một con số rất đáng khích lệ, khẳng định bước trưởng thành nhanh chóng của TTCK trong hệ thống tài chính của nước ta”, Thủ tướng nói.

“Nhìn lại chặng đường 20 năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể khẳng định việc xây dựng TTCK Việt Nam là chủ trương đúng đắn trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Đây cũng là kết quả sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, mà trực tiếp là Bộ Tài chính; sự đoàn kết, nhất trí, quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, cũng như các thành viên thị trường, các nhà đầu tư, hệ thống truyền thông, báo chí đã nỗ lực từng bước đưa ngành chứng khoán Việt Nam lớn mạnh”, Thủ tướng khẳng định.

6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Thủ tướng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế về khuôn khổ pháp lý, chất lượng hàng hóa, tổ chức thị trường, ... cần khẩn trương khắc phục, hoàn thiện để bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCK. Do vậy, Thủ tướng đã đề nghị cần tiếp tục thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và thông lệ quốc tế để tiếp tục phát triển TTCK đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính quốc gia; qua đó đưa TTCK trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ đạo của nền kinh tế; từng bước giảm phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, phát triển TTCK bền vững, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, tăng quy mô và chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao năng lực, chất lượng của các chủ thể tham gia thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, phát triển TTCK đảm bảo tính công khai, minh bạch, theo các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty tốt nhất; tăng cường năng lực quản lý, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK, đặc biệt quyền lợi của nhà đầu tư thiểu số.

Thứ tư, phát triển TTCK gắn kết với việc đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng lực quản trị, công khai minh bạch hoạt động của doanh nghiệp; tiếp tục đưa nhiều DNNN cổ phần hóa gắn với niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán. Nhân đây, tôi cũng đề nghị phối hợp làm tốt quá trình bán vốn DNNN trên sàn chứng khoán, bảo bảo đảm công khai, minh bạch, chống lợi ích nhóm, chống thất thoát tài sản Nhà nước.

Thứ năm, phát triển TTCK phải gắn kết với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một thị trường tài chính thống nhất, toàn diện, đồng bộ; TTCK phải là kênh giúp doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn tài chính và đầu tư, đổi mới và sáng tạo, giảm phụ thuộc vào vốn ngắn hạn của kênh ngân hàng, giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Thứ sáu, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, liên kết với các trung tâm chứng khoán khu vực và quốc tế; nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp cận các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế; đón đầu các xu hướng tiến bộ công nghệ mới trong công tác quản lý và tổ chức hệ thống giao dịch, lưu ký, đảm bảo tính bảo mật, an ninh và an toàn giao dịch cho nhà đầu tư; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam với các quốc gia khác trong khu vực, đặt mục tiêu và lộ trình nâng hạng TTCK Việt Nam ngay trong 2 năm tới.

Cũng tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, bước sang giai đoạn mới, trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước có nhiều thuận lợi, khó khăn đan xen, đặc biệt là những thách thức ngày càng lớn khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thì nhiệm vụ của ngành Tài chính nói chung, ngành Chứng khoán nói riêng là hết sức nặng nề, nhưng cũng hết sức vẻ vang.

Lĩnh hội đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết sẽ cụ thể hóa thành các chương trình hành động trong trung và dài hạn, các chương trình công tác hằng năm để tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.

“Bộ Tài chính xin hứa với Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo UBCKNN, Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán và các thành viên thị trường tiếp tục kế thừa những thành tích đã đạt được, giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng cải cách đổi mới, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, xây dựng TTCK Việt Nam phát triển bền vững, an toàn, minh bạch và hiệu quả, ngày càng trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội đất nước”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Sau đây là một số hình ảnh PV TBTCVN ghi lại tại buổi Lễ kỷ niệm:

thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới tham dự Lễ kỷ niệm
đinh tiến dũng
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trao Bằng khen của Bộ Tài chính cho các tập thể.
20 năm ngành Chứng khoán
Cuối Lễ kỷ niệm, các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện thành viên thị trường thực hiện nghi lễ rung chuông đánh dấu 20 năm ngành Chứng khoán.

Duy Thái