Thường trực Thành ủy Hà Nội chiều nay (23/2) có cuộc làm việc với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và các sở,íchHoàngthànhThăngLongcầntrởthànhcôngviêndisảnđẹpnhấtHàNộestoril vs ngành liên quan về tiến độ triển khai các dự án do Trung tâm thực hiện.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cảm ơn, đánh giá cao sự tham gia của các đại biểu, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành cũng như UNESCO đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, di tích.
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, giao dịch quốc tế. Vì vậy, TP hết sức coi trọng xây dựng văn hóa, con người Hà Nội, trong đó, nhấn mạnh phải phát huy giá trị văn hóa, con người thực sự là nguồn lực nội sinh, quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển bền vững.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị |
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, trong những năm qua, Chính phủ và Hà Nội đã thực hiện tốt 7/8 cam kết với UNESCO khi Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, còn 1 cam kết đang tiếp tục thực hiện.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Trung tâm có 14 dự án thì mới hoàn thành 2 dự án; 2 dự án đang thực hiện và 10 dự án đang chuẩn bị đầu tư. Trong khi đó, phần lớn hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu về bảo tồn, tôn tạo, phát triển văn hóa, du lịch.
Bí thư Hà Nội cũng nhấn mạnh, tầm nhìn phát triển đến năm 2030 Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là công viên di sản, có thể coi là khu vườn đẹp nhất Hà Nội, dành cho du khách trong và ngoài nước.
Vậy làm thế nào để phát huy “giá trị kép” của Hoàng thành Thăng Long, vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị di sản, di tích để xứng tầm với những giá trị toàn cầu, nổi trội, xứng tầm với truyền thống nghìn năm văn hiến của Thủ đô.
Thành lập BCĐ các dự án Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa
Sau khi nghe các ý kiến, kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, những kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa thời gian qua chưa tương xứng, chưa khai thác hết tiềm năng.
Việc triển khai các dự án còn chậm, dàn trải, chưa đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước.
Phát triển Hoàng thành Thăng Long là công viên di sản, khu vườn đẹp |
Ông đề nghị phải tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ hơn những chủ trương, quan điểm lớn đối với bảo tồn, phát huy giá trị di sản, di tích, từ đó xác định quyết tâm và trách nhiệm, không chỉ thực hiện bằng năng lực, trình độ, mà bằng cả tâm huyết, trách nhiệm...
Về công tác quản lý, bàn giao Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Bí thư Hà Nội đề nghị bám sát thông báo kết luận giữa Quân ủy Trung ương và Thành ủy, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bảo tàng lịch sử Quân sự tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm để di dời sang cơ sở mới.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, đề xuất chủ trương, trình phê duyệt các dự án, trong đó tập trung làm nhanh đối với dự án tại khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và dự án phục hồi Điện Kính Thiên, bổ sung vào danh mục dự án ưu tiên, sớm triển khai đầu tư của TP.
“Đặt mục tiêu đến năm 2025 có làm xong hoặc cơ bản làm xong được không, nếu không quyết tâm thì 10 năm, thậm chí 20 năm cũng không làm được”, Bí thư Thành ủy nêu rõ.
Thống nhất với các dự án đề xuất của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Bí thư Thành ủy đề nghị cần có thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư để vừa tu bổ, tôn tạo nhưng không làm gián đoạn việc phát huy giá trị di sản.
Bí thư Vương Đình Huệ cũng yêu cầu thành lập ngay Ban Chỉ đạo các dự án liên quan đến Khu di tích Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa, do Chủ tịch UBND TP đứng đầu.
Kiện toàn Hội đồng tư vấn khoa học, tăng cường năng lực cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế trong thực hiện nhiệm vụ này.
Thành Nam
Hà Nội phấn đấu mỗi người trồng một cây xanh
Phấn đấu năm 2021 trồng được hơn 300 nghìn cây các loại, đến năm 2030 mỗi một người dân Hà Nội trồng một cây xanh.