【kết quả bóng đá quốc gia bỉ】Quốc hội quyết định năm 2024 giám sát tối cao về kinh doanh bất động sản
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:21:11 评论数:
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo giải trình ý kiến đại biểu. |
Tiếp tục kỳ họp thứ năm,ốchộiquyếtđịnhnămgiámsáttốicaovềkinhdoanhbấtđộngsảkết quả bóng đá quốc gia bỉ chiều 8/6 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024.
Báo cáo trước khi đại biểu bấm nút, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, căn cứ kết quả lựa chọn của các vị đại biểu, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề 1 (265/388 phiếu) chuyên đề 4 (237/388 phiếu).
Chuyên đề 1 là “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự ánquan trọng quốc gia đến hết năm 2023 (Dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1)”.
Chuyên đề 4 là “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sảnvà phát triển nhà ở xã hội từ năm 2009 đến hết năm 2023”.
Đồng thời, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát chuyên đề 2 về đơn vị sự nghiệp công lập và chuyên đề 3 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Với chuyên đề 1, có ý kiến nghị đề nghị không nên giám sát việc thực hiện một số nghị quyết về dự án công trình quan trọng quốc gia, do thời gian triển khai các công trình trọng điểm này chưa đủ để đánh giá kết quả thực hiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, bên cạnh những công trình trọng điểm được hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng, vẫn còn một số công trình có tốc độ giải ngân chậm, quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc liên quan đến chủ đầu tư, các nhà thầuchưa được tháo gỡ kịp thời…
Việc Quốc hội giám sát tối cao chuyên đề này sẽ giúp đại biểu Quốc hội đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề xuất được những giải pháp khả thi cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để bảo đảm hoàn thành toàn diện các mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Với chuyên đề 4 về kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, có đại biểu đề nghị cần tập trung hơn về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Đồng thời, phạm vi giám sát cần phải toàn diện, có sự đánh giá xuyên suốt quá trình phát triển nhà ở nên đề nghị thời gian giám sát bắt đầu từ năm 2006, thời điểm có hiệu lực của Luật Nhà ở năm 2005 cho đến hết năm 2023.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, ý kiến của đại biểu là xác đáng và đây là phần nội dung sẽ được xác định trong kế hoạch của chuyên đề giám sát; do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin tiếp thu và căn cứ tình hình thực tế để chỉ đạo xác định trọng tâm, trọng điểm của chuyên đề này khi xây dựng kế hoạch chi tiết của Đoàn giám sát.
Đối với thời gian giám sát, Tổng thư ký Quốc hội giải thích, Luật Nhà ở năm 2005 đã được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ và sửa đổi toàn diện vào năm 2014; quá trình giám sát trong giai đoạn 2015-2023 có thể sử dụng các tài liệu, hồ sơ, số liệu khi sửa đổi Luật Nhà ở năm 2005 để có cái nhìn tổng thể, bảo đảm tính liên thông, góp phần giám sát có hiệu quả. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ tên chuyên đề như dự thảo.
Theo nghị quyết, chuyên đề 1 sẽ được giám sát tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024), còn chuyên đề số 4 nằm trong chương trình kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).