当前位置:首页 > Thể thao

【kèo frankfurt】Cẩn trọng với dị ứng thực phẩm ở trẻ

Báo Cà Mau(CMO) Dị ứng thức ăn tưởng chừng không nguy hiểm nhưng có thể gây tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ nên làm quen với các triệu chứng cũng như tìm hiểu cách điều trị khẩn cấp khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng.

Bác sĩ Nguyễn Trường Giang, Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Y tế huyện U Minh, cho biết: "Khi sử dụng một thực phẩm nào đó, ngay cả với một lượng rất nhỏ đều có thể bị các phản ứng dị ứng như nổi mẩn ở da, chảy mũi hay ngứa mắt".

Một loại thực phẩm nào đó có thể gây phản ứng dị ứng được gọi là dị nguyên thực phẩm, nó thường là thành phần protein (đạm) trong thực phẩm. Cơ thể phản ứng với các thực phẩm gây dị ứng có thể nhanh hoặc chậm, sau vài phút, thậm chí vài giờ. Các triệu chứng thường biểu hiện nhẹ và mạn tính hơn là xuất hiện đột ngột, tuy nhiên, triệu chứng dị ứng ở mỗi người khác nhau.

Khi bé có dấu hiệu dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Dị ứng không phải là bệnh di truyền. Tuy nhiên, nếu 1 trong 2 người (bố hoặc mẹ) bị dị ứng, nguy cơ dị ứng ở các con là 50%; nếu cả bố và mẹ bị dị ứng, nguy cơ dị ứng ở con lên đến 75%.

Thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ là hải sản, đây là tác nhân gây dị ứng nhiều nhất, bao gồm một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao: cá trích, cá chình, lươn, cá tầm, cá ngừ, cá thu, nghêu sò, tôm, cua... Thực phẩm chua dễ gây mẩn đỏ quanh miệng của trẻ do hàm lượng a-xít cao, khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn đồ chua. Bên cạnh đó, trong lòng trắng trứng gà có một loại protein có thể gây dị ứng cho một số bé mẫn cảm với loại chất này. Một số loại rau xanh có hàm lượng nitrat cao có thể phản ứng không tốt với cơ địa của trẻ nhỏ, do vậy, trẻ nhỏ nên thận trọng khi ăn củ cải, cà rốt, củ cải xanh… Ngũ cốc cũng vậy, có thể gây dị ứng, gây hậu quả xấu, đặc biệt với trẻ bị hen suyễn. Sau đó là đậu nành và lúa mì. Dị ứng sữa bò cũng là tình trạng hay gặp. Đó là tình trạng cơ thể của trẻ mẫn cảm với thành phần đạm sữa bò, gây ra phản ứng dị ứng. 

Trong các trường hợp bé bị dị ứng thì dị ứng xảy ra có thể rất đột ngột như nôn mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Cũng có trường hợp dị ứng diễn ra khó phát hiện hơn như trẻ khó chịu, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy... "Đôi khi phản ứng khó chịu với một số loại thực phẩm xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không hẳn là dị ứng, đó là triệu chứng không tiêu hoá được thực phẩm. Cho nên, các bà mẹ cần chú ý để phân biệt dị ứng thực phẩm với không dung nạp thực phẩm ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể là do cơ thể không có khả năng tiêu hoá một số thành phần nhất định của loại thức ăn đó, nó không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch. Triệu chứng này không nguy hiểm đến tính mạng", Bác sĩ Giang thông tin.

Chị Lê Trúc Ly, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, cho biết, con chị bắt đầu ăn dặm lúc 7 tháng tuổi, lúc đầu bé ăn rất ngon miệng, nhưng bước qua tháng thứ 8 tự dưng xung quanh miệng bé bị nổi nhiều mụn đỏ. Chị rất lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé hay không.

Những trẻ được sinh ra trong gia đình có người mắc các bệnh dị ứng sẽ dễ bị dị ứng thức ăn nên cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ bước sang tuổi ăn dặm, không nên vội vã cho ăn nhiều loại thức ăn mới cùng lúc. Nên bắt đầu với thức ăn ít dị ứng như gạo và các loại củ. Tránh cho trẻ dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi nghi ngờ trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng, Bác sĩ Giang cho biết thêm.

Dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế, bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó, ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ. Các bà mẹ nên chú ý và có những phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp với sở thích, sức khoẻ của trẻ, giúp trẻ hấp thụ tốt thực phẩm, phát triển khoẻ mạnh./.

Huyền Trân

分享到: