当前位置:首页 > Cúp C1

【tỷ số trung quốc】Còn nhiều rào cản phát triển thị trường đất nông nghiệp

HT

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: NNK

Đây là thông tin được chia sẻ tại Hội thảo tham vấn Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn (Ipsard - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức,ònnhiềuràocảnpháttriểnthịtrườngđấtnôngnghiệtỷ số trung quốc ngày 30/10/2018.

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Thanh Nhàn - chuyên gia Viện Ipsard cho rằng, thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam rất manh mún và nhỏ lẻ, trung bình chỉ gần 0,07 ha/người, thấp hơn nhiều so với con số này là 0,27 ha/người ở Thái Lan; hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5ha.

Bên cạnh đó, tình trạng đất đai nông nghiệp còn khá nhiều tồn tại, thiếu bàn đạp cơ chế cho sự phát triển thị trường đất đai. Cụ thể, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm; thống kê không sát thực tế. Vấn đề đất nông lâm trường chưa giải quyết triệt để. Cơ sở dữ liệu đo đạc cắm mốc thiếu, không cập nhật. Những điều này cản trở không ít đến sự phát triển của thị trường đất đai nói chung, khiến số lượng trang trại trồng trọt tăng chậm, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn hạn chế.

Đối với thị trường đất đai nông nghiệp, bà Nhàn cho hay, giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa nông dân và DN còn gặp khó khăn, khi khung giá đất không phù hợp giá thị trường; thiếu cơ sở dữ liệu, hồ sơ đất phải xin ý kiến nhiều ban, ngành cho dự án đầu tư mặc dù đã được phê duyệt trong vùng đầu tư.

Đối với thị trường cho thuê quyền sử dụng đất, giao dịch giữa nông dân và nông dân chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng, không có công chứng, chủ yếu cho người dân và người cùng địa phương thuê, đối với cây lúa cây màu thì thuê theo vụ, theo năm.

“Rào cản chính đối với hình thức DN thuê đất đó là định giá đất, khung giá đất chưa điều chỉnh phù hợp với thị trường; thiếu khung pháp lý cho Nhà nước thuê đất của người dân; thủ tục thẩm định dự án phức tạp. Đất đai manh mún, khó đạt đồng thuận của số lượng lớn hộ dân; thiếu quỹ đất công, thiếu chính sách tạo nguồn cung đất nông nghiệp. Đất đi thuê không thể thế chấp vay tín dụng...” - bà Nhàn nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, cần phát huy vai trò nhà nước trong hỗ trợ, tạo động lực để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích đất; tăng hiệu quả sử dụng đất phải gắn với phát triển bền vững và ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

Phúc Nguyên

分享到: