游客发表
发帖时间:2025-01-10 02:00:24
Trong những năm qua,ếmạnhkinhtếvườkèo tài xỉu bóng đá nông dân thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, luôn tìm tòi và phát triển các mô hình vườn cây ăn trái phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng nơi đây. Nhờ vậy, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con và lĩnh vực nông nghiệp của địa phương ngày càng khởi sắc.
Diện tích vườn cây ăn trái ở thị trấn Cây Dương tăng so với cùng kỳ.
Thị trấn Cây Dương có vườn cây ăn trái khoảng 820ha, so với năm 2019, diện tích này đã tăng thêm 20ha. Nhiều loại cây ăn trái có giá trị về kinh tế cao, có đầu ra ổn định được người dân chọn trồng nhiều như măng cụt, chanh không hạt, sầu riêng, cam… Người dân vốn có kinh nghiệm về làm vườn, chịu khó học hỏi, không chỉ gắn bó và chăm sóc tốt cho vườn cây hiện hữu mà một số hộ còn làm mô hình xen canh để tăng thêm thu nhập.
Về ấp Mỹ Hiệp, thị trấn Cây Dương, hỏi thăm nhà ông Huỳnh Văn Đơ thì bà con ở đây đều biết rõ, bởi ông là một trong những người đầu tiên trong ấp trồng măng cụt. Thời điểm mà người dân trong vùng còn trồng nhiều quýt, cam mật, ông Đơ có quyết định táo bạo rẽ hướng sang trồng măng cụt sau khi tìm được nguồn giống tốt. Qua tìm hiểu, ông Đơ lại nhận thấy đây là loại cây dễ trồng, nhẹ công và chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không nhiều. Khâu đòi hỏi “công phu” nhiều nhất là chăm sóc sau thu hoạch và xử lý cho ra mầm. Vườn măng cụt diện tích 23 công của ông Đơ đã bước sang năm thứ 20 và cho trái từ 10 năm nay. Mỗi vụ cho thu hoạch đều đặn từ 10-15 tấn, giá bán khoảng 25.000-30.000 đồng/kg, đầu vụ có khi còn hơn 50.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông còn lợi nhuận gần 300 triệu đồng. Thu nhập ổn định từ vườn măng cụt nên ông Đơ không chỉ xây căn nhà mới khang trang cho gia đình mà còn gầy dựng cơ ngơi làm ăn, tạo nơi buôn bán cho các con.
Cũng đi lên từ vườn cây ăn trái, ông Phạm Văn Đông lại tập trung vào cây cam sành kể từ khi gia đình mới về ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, làm ăn kinh tế. Việc xác định loại cây chủ lực rất quan trọng vì khi cây phù hợp với điều kiện thực tế của vườn mới phát triển lâu dài. Bên cạnh đó, cam sành cũng là loại cây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật chăm sóc, đầu tư kỹ lưỡng, đúng quy trình mới đạt chất lượng và hiệu quả năng suất cao. Khởi đầu với diện tích 25 công cam sành, năm 2014 vườn cam cho thu hoạch lứa trái đầu tiên vào đúng thời điểm các loại cây có múi đang ở thời kỳ hưng thịnh, mỗi ký bán được 29.000 đồng. Mỗi công cho ông thu nhập cả 100 triệu đồng.
Những năm sau này, dù giá cam sành không còn cao như thời hoàng kim, nhưng ông vẫn đầu tư và chăm sóc vườn cây chu đáo, bởi ông tự tin với loại cây mình đã chọn và đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc loại cây này trong thời gian dài. Vụ cam vừa qua giá bán cũng được 15.000 đồng/kg nên ông Đông phấn khởi lắm. “Tính ra mỗi ký cam cần đầu tư chi phí hết khoảng 8.000 đồng nên được giá như vụ rồi cũng mừng. Tôi đang xử lý để cây cam cho trái nghịch vụ, dự kiến rơi vào tháng 3 và tháng 4 năm sau, cũng là lúc giá cam sành lên cao trong năm”, ông Đông chia sẻ. Vài năm gần đây, ông Đông còn chọn thêm một loại cây có múi nữa để trồng xen trong vườn là bưởi da xanh. Ông Đông cho hay, dù số lượng không bằng cam sành nhưng bưởi có giá bán khá cao, sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định lâu dài.
Để phát huy thế mạnh kinh tế vườn tại địa phương, ông Nguyễn Văn Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cây Dương, thông tin: Từ đầu năm đến nay thị trấn tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật 5 đợt và đưa các hộ nông dân đến tham quan những mô hình trồng cây có hiệu quả. Qua đó, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của các hình thức kinh tế hợp tác. Thị trấn cũng thường xuyên quan tâm củng cố hoạt động của 2 hợp tác xã và 23 tổ hợp tác, tạo điều kiện cho các tổ tiếp cận nguồn vốn đầu tư để ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước giúp bà con làm vườn tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, tiêu thụ ổn định với giá cả cao hơn.
Bài, ảnh: THIÊN NGỌC
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接