【kq bóng đá vn hôm nay】Làm văn hóa khó nhưng đừng nản
VHO - Trong quãng thời gian công tác ở Sở VHTT Hà Nội,àmvănhóakhónhưngđừngnảkq bóng đá vn hôm nay tôi đã nhiều lần được tiếp nhận những ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng. Giản dị mà vô cùng sâu sắc, thấm thía.
Ngẫm ra trong đời ông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rất nhiều việc và có được lòng tin của nhân dân bởi việc làm vì dân, vì nước của mình. Đó là bản lĩnh, nhân cách văn hóa ở ông.
“Vậy nên cần thiết thực”
Ở cả những quan điểm chỉ đạo hay những việc làm cụ thể, ông đều đưa ra những ý kiến chi tiết, dễ hiểu, dễ làm chứ không chỉ đạo chung chung. Lúc thuyết phục tôi về làm Giám đốc Sở VHTT, ông nói giản dị: “Chú đừng lo mình chưa làm bao giờ nên không làm được. Có ai dạy anh làm Bí thư đâu thế mà anh vẫn làm không đến nỗi tồi. Vừa làm, vừa học. Cái chính là mình có ý muốn học, muốn làm những việc có ích. Rồi trong quan hệ với cộng sự phải chân tình, anh em bảo nhau mà làm”.
Khi giao cho Sở VHTT chuẩn bị Đề án của chương trình Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ông dặn, đại ý: Lĩnh vực văn hóa rộng, cái gì cũng có văn hóa, gắn với văn hóa. Nói kinh tế, chính trị, xã hội, con người ở trong văn hóa cũng được, gắn liền với văn hóa cũng không sai, đi đến cùng vấn đề cũng còn cãi nhau chán. Nhưng chúng ta làm chương trình này không phải là duy danh định nghĩa, không nói lý thuyết chung chung mà là ứng dụng, là vận dụng vào thực tiễn. Vậy thì lý thuyết cũng phải vững nhưng tìm đến kết luận cuối cùng không phải việc của ta mà là của giới nghiên cứu. Ta cần tạo ra được một chuyển biến từ nhận thức đến hành động, để đẩy văn hóa Hà Nội lên một bước. Đừng kỳ vọng sẽ tạo ra cái gì lớn nhưng phải đưa văn hóa Hà Nội nhích lên phía trước, hướng đến những điều tử tế. Hà Nội đang làm, cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhân dân tham gia nhưng mọi sự vẫn còn ngổn ngang lắm. Vậy nên cần thiết thực.
Trước những ý kiến chưa thống nhất về mục tiêu phát triển văn hóa Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh theo những đường hướng nào…, ông chỉ đạo cần tiếp tục suy nghĩ để tìm ra phương thức hiệu quả nhất. Ông bảo: Các nhà chuyên môn đã nghiên cứu, cũng đã tìm ra những đặc sắc của văn hóa Hà Nội nhưng như thế đã đủ chưa, chất thanh lịch văn minh đã phải là toàn bộ phẩm chất tiêu biểu nhất của Hà Nội chưa, thanh lịch văn minh ngày xưa, “của các cụ” khác với của chúng ta hiện nay thế nào… cần chỉ ra chính xác để còn cùng nhau làm cho được nhiệm vụ này. Khi có ý kiến khá “hàn lâm” trao đổi lại, ông lắng nghe nhưng chỉ trao đổi rất mức độ. Ông nói, vì khó nên mới cần đến chúng ta, mới cần mọi người đầu tư nghiên cứu. Nhưng cần dựa vào luận điểm của Bác Hồ về văn hóa. Đấy không phải là lý thuyết văn hóa mà là đường hướng xây dựng, mục đích hoạt động. Bác nói “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, văn hóa phải góp phần xây dựng đời sống mới, chống hủ hóa, tham nhũng, sửa đổi lối sống của đồng bào…”, ta cứ theo hướng ấy mà làm chắc sẽ có kết quả. “Tôi chỉ nói phương hướng còn tổ chức thực hiện làm sao, theo cách nào phải dựa vào các nhà chuyên môn và nhân dân”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Phú Trọng gợi ý.
Văn hóa là một khái niệm rộng, nội dung đa dạng, lĩnh vực rộng, cho đến thời điểm này có tới hơn 400 định nghĩa khác nhau. Chúng ta không giống như nhà khoa học nghiên cứu để xác định nội hàm khái niệm về văn hóa mà chúng ta xây dựng văn hóa theo quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu thời đại nhưng lại phải gắn với truyền thống nên cần có quan điểm lịch sử và logic. Đường hướng thì phải xác định, mục tiêu phải đặt ra nhưng việc chuyên môn nên để những người chuyên môn làm.