【bảng xh v league】Kế thừa, đổi mới giúp hệ thống Kho bạc Nhà nước vững bước phát triển
Hiện đại hóa toàn diện các hoạt động nghiệp vụ
Với sự đoàn kết,ếthừađổimớigiúphệthốngKhobạcNhànướcvữngbướcpháttriểbảng xh v league nỗ lực của toàn thể công chức, viên chức để hoàn thành tốt nhất các công việc được giao, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã ngày càng phát triển, nhận được sự tin tưởng của nhân dân, của Đảng và Chính phủ. Từ những chức năng, nhiệm vụ ban đầu là tập trung nguồn thu, thực hiện xuất quỹ theo yêu cầu của cơ quan tài chính, huy động và quản lý các nguồn vốn vay, trả nợ dân, hạch toán kế toán các hoạt động thu - chi ngân sách, các chức năng, nhiệm vụ của KBNN đã không ngừng được hoàn thiện và bổ sung với sự ra đời của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 1996 (bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên và chi đầu tư).
Đặc biệt, để cải cách, hiện đại hóa KBNN theo thông lệ quốc tế, KBNN đã xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Thực hiện thành công chiến lược, KBNN đã triển khai thêm 2 chức năng mới là quản lý ngân quỹ và tổng kế toán nhà nước. Như vậy, cho đến nay, KBNN đã thực hiện các chức năng của một kho bạc hiện đại, gồm: Quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Các chức năng, nhiệm vụ này đã góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hệ thống quản lý tài chính công, tạo thêm niềm tin của xã hội vào việc nguồn ngân sách được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
Thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, các quy trình, thủ tục thu - chi NSNN đã được đơn giản hóa, rút gọn, giảm thiểu chi phí hoạt động nhưng vẫn đáp ứng mục tiêu tập trung nhanh các khoản thu và kiểm soát chặt chẽ, chi trả kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Công tác quản lý ngân quỹ chuyển đổi từ phân tán sang tập trung và cải cách theo thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng thanh toán của KBNN cũng như hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ cũng được hiện đại hóa, ngày càng công khai, minh bạch và trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho NSNN; đồng thời được gắn kết chặt chẽ với công tác quản lý ngân sách và quản lý nợ, đảm bảo đạt được các mục tiêu cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công an toàn, bền vững.
Trong lĩnh vực kế toán nhà nước, công tác kế toán đã được cải cách căn bản theo hướng chuyển đổi từ mô hình phân tán sang tập trung. Đặc biệt với việc triển khai thành công Hệ thống Thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đã đánh dấu bước phát triển đột phá về nghiệp vụ kế toán cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý. Tabmis đã giúp gắn kết các khâu của quy trình quản lý ngân sách, nâng cao chất lượng và tính kịp thời của thông tin, báo cáo, phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành tài chính - ngân sách của các cấp lãnh đạo, các bộ, ngành, địa phương.
Trước xu hướng cải cách quản lý tài chính công và cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, ngành Tài chính nói chung, hệ thống KBNN nói riêng đang đứng trước yêu cầu mang tính tất yếu của sự đổi mới mạnh hơn nữa, hiện đại hoá hơn nữa nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trên cơ sở đó, hệ thống KBNN đã nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 theo hướng: Kết hợp giữa kế thừa, đổi mới và phát triển; gắn hiện đại hóa, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin với đổi mới mô hình tổ chức; triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa công nghệ thông tin, kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực; lấy công nghệ thông tin là khâu đột phá để thúc đẩy cải cách, hiện đại hóa…
Phát triển nguồn nhân lực cả về chất và lượng
Cùng với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cải cách các hoạt động nghiệp vụ gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý, hệ thống KBNN luôn chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đặc biệt, để trở thành kho bạc số vào năm 2030 như Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 đã đề ra, KBNN càng chú trọng đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, ngoài việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, KBNN đã cử nhiều lượt công chức có trình độ chuyên môn cơ bản đi đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài về quản lý ngân quỹ, kế toán nhà nước, an toàn thông tin… Sau khóa học, các công chức, viên chức đã vận dụng những kiến thức được học vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trong đó, nhiều trường hợp đã được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo phù hợp.
Bên cạnh đó, KBNN luôn bổ sung, cập nhật các kiến thức mới giúp lãnh đạo và công chức các cấp trong hệ thống tăng cường khả năng hoạch định chiến lược, cơ chế, chính sách về ngành, lĩnh vực được giao quản lý; chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành có hiệu quả; tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Đồng thời, KBNN tăng cường khả năng tham mưu, nghiên cứu, xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất các giải pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn được giao; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả; tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đối với đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương tại cơ quan KBNN.
Đối với công chức lãnh đạo KBNN cấp tỉnh, cấp phòng và tương đương thuộc KBNN cấp tỉnh, KBNN cấp huyện, KBNN đặt ra mục tiêu đào tạo cụ thể là: Tăng cường khả năng tham mưu, đề xuất với KBNN cấp trên và chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại cơ quan KBNN sẽ được đào tạo tăng cường về khả năng và kỹ năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật; đề xuất các giải pháp thực hiện về lĩnh vực chuyên môn được giao cũng như khả năng làm việc độc lập, theo nhóm và làm việc trong môi trường quốc tế.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo tại KBNN cấp tỉnh sẽ được tăng cường khả năng và kỹ năng triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách; khả năng tác nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
Nhìn lại chặng đường phát triển của KBNN có thể khẳng định, công tác xây dựng KBNN đã đúng trọng tâm trọng điểm với việc hiện đại hóa gắn với phát triển nguồn nhân lực, ngày càng tạo nhiều thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách và khách hàng giao dịch. Trên chặng đường phát triển mới, với truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, toàn hệ thống KBNN đang hướng về mục tiêu mới, đó là trở thành kho bạc số vào năm 2030 như đúng Chiến lược phát triển đã đề ra.
Mục tiêu trở thành kho bạc số vào năm 2030Trên nền tảng của kho bạc nhà nước điện tử đạt được từ thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2020, Kho bạc Nhà nước đã xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030. Tại giai đoạn này, Kho bạc Nhà nước đưa ra mục tiêu đến năm 2025, Kho bạc Nhà nước vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số, đến năm 2030 trở thành kho bạc số. Với mục tiêu cụ thể đó, Kho bạc Nhà nước đã đưa ra các nhiệm vụ cần phải triển khai trong thời gian tới, đó là nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách nhà nước trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử của các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng kiểm soát theo rủi ro; toàn bộ các giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo phương thức điện tử (trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước). |