游客发表

【nhan dinh aegoal】Tích cực phòng, chống xâm nhập mặn

发帖时间:2025-01-11 06:01:33

Hiện nay đã vào mùa khô,ựcphngchốngxmnhậpmặnhan dinh aegoal tình hình hạn, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân trên địa bàn.

Ngành chức năng kiểm tra độ mặn hàng ngày để có những khuyến cáo người dân lấy nước phù hợp.

Xâm nhập mặn ngày càng gay gắt

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, hiện nay đỉnh triều tại các trạm trên sông tỉnh Hậu Giang ở mức xấp xỉ và thấp hơn cùng kỳ nhiều năm. Cụ thể, tại thành phố Ngã Bảy trên sông Cái Côn mực nước cao nhất là +83cm, xấp xỉ cùng kỳ năm 2019; mực nước thấp nhất là -82cm. Tại thành phố Vị Thanh, trên tuyến sông Xà No mực nước cao nhất là +42cm thấp hơn cùng kỳ năm 2019 là 10cm; mực nước thấp nhất là +3cm.

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh, tình hình xâm nhập mặn xuất hiện tại huyện Châu Thành trên sông Cái Côn với nồng độ là 0,2‰ do ảnh hưởng của triều Biển Đông. Ở triều Biển Tây, tính đến thời điểm hiện tại đã xuất hiện mặn xâm nhập vào địa bàn của thành phố Vị Thanh với nồng độ cao nhất đo được là 16,3‰ tại cống kênh Lầu xã Hỏa Tiến; tại đầu kênh 10 Thước của huyện Long Mỹ độ mặn đo được cao nhất là 16,2‰ (ngày 4-3), tại UBND xã Lương Nghĩa độ mặn 7,4‰; tại cống Ba Cô là 12,8‰, cống Hóc Pó là 12‰. Đến thời điểm hiện tại, xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống người dân. Tuy nhiên, theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang từ ngày 30-3 đến 6-4, mặn sẽ diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Dự báo tình hình xâm nhập mặn đầu tháng 4-2020 nồng độ cao hơn và xâm nhập sâu tương đương năm 2016 và có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, cho biết từ nay đến ngày 8-4, khu vực tỉnh Hậu Giang vẫn xảy ra nắng nóng trên diện rộng, nhiệt độ ngoài trời cao nhất từ 35-37 độ C. Từ ngày 8 đến 13-4, khu vực Hậu Giang sẽ có mưa giông trái mùa với lượng nhỏ từ 15-20mm, diện tích mưa giông nhỏ, thời gian mưa ngắn nhưng trong mưa sẽ gây giông, sét nguy hiểm, độ ẩm không khí thấp, dao động từ 45-60%. Trên sông Hậu triều Biển Đông từ ngày 3 đến 6-4 mặn xuống thấp, từ ngày 7 đến 10-4 mặn tăng nhanh và ở mức cao, xâm nhập vào tỉnh Hậu Giang qua vàm Cái Côn, vàm Mái Dầm, kênh Mang Cá và ngã năm kênh Quản Lộ Phụng Hiệp. Do mực nước trên các kênh, rạch nội đồng xuống thấp, lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu về qua kênh xáng Xà No giảm nhanh và nắng nóng lượng nước bốc hơi nhiều, do đó khu vực tỉnh Hậu Giang ảnh hưởng mặn Biển Tây từ ngày 4 đến 7-4 ít biến đổi và ở mức cao xấp xỉ cùng kỳ năm 2016. Từ ngày 8 đến 13-4 mặn tiếp tục tăng cao theo triều ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2016 từ 1,5-2,5‰. Theo dự báo, trong giai đoạn này nồng độ mặn có thể lên đến 17-19‰ ở sông Nước Trong và sông Nước Đục của huyện Long Mỹ.

Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường có gửi UBND các tỉnh, thành phố là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ, về việc hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt phục vụ chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong năm nay xảy ra trên diện rộng, trải dài từ Bắc bộ, miền Trung, Tây Nguyên đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa và dòng chảy ở thượng nguồn suy giảm, xâm nhập mặn đã xuất hiện từ tháng 12-2019, sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số nơi tương đương hoặc sâu hơn cùng kỳ năm 2016. Theo dự báo, trong thời gian tới hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long còn kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường. Về lâu dài, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhất là sự gia tăng khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Thực hiện nhiều giải pháp

Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết ngành thủy lợi và các địa phương, đơn vị quản lý cống đã chỉ đạo cho công nhân kiểm tra vận hành đóng mở cửa cống Ô Môn - Xà No ở địa bàn thành phố Vị Thanh và huyện Vị Thủy để xả bùn trên cửa cống. Kiểm tra, nhắc nhở công nhân quản lý cống thường xuyên kiểm tra, bảo vệ tốt tài sản, công trình và làm vệ sinh cống. Phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng đơn vị thi công khắc phục, sửa chữa, hút bùn, kiểm tra vận hành đóng mở cửa cống hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh và hệ thống cống ngăn mặn Nam Xà No và Bắc Xà No. Ngoài ra, kiểm tra đơn vị thi công hút bùn, nạo vét cửa cống tiểu dự án Ô Môn - Xà No để vận hành đóng mở cửa cống để chuẩn bị ngăn mặn. Tổ chức kiểm tra hệ thống cống để chuẩn bị cho công tác ngăn mặn.

Cũng trên tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh, đoạn thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh đã tiến hành đóng 13 cống hở. Bên cạnh đó, xã Hỏa Tiến, Tân Tiến đã đóng 20 cống ngầm và 5 đập thời vụ. Tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh thuộc địa bàn huyện Long Mỹ cho vận hành đóng mở 22 cống hở, còn lại 5 cống tròn khi độ mặn từ 1,5‰ sẽ tiếp tục đóng. Ngoài ra, còn có 2 cống lớn gồm cống Năm Căn ở xã Lương Tâm và cống Hậu Giang 3 thuộc xã Xà Phiên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đầu tư cũng đang được vận hành để đảm bảo công tác ngăn mặn của địa phương.

Theo ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, địa phương đã tiến hành đóng các đập ngăn mặn cải tiến trên địa bàn để ngăn mặn, trữ ngọt. Hiện nay, hệ thống các công trình thủy lợi tỉnh quản lý vận hành xả mặn lấy nước ngọt từ thượng nguồn về nên nồng độ mặn trong đồng giảm, ngành chức năng huyện Long Mỹ cũng đã khuyến cáo người dân lấy nước khi độ mặn xuống thấp để không gây thiệt hại đến sản xuất. Bên cạnh đó đắp xong 74 đập thời vụ, nhìn chung công tác ứng phó với tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đảm bảo ngăn mặn kịp thời và bảo vệ cho sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân.

Mới đây, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cũng đã yêu cầu bộ phận chuyên môn thường xuyên kiểm tra, vận hành hệ thống cống sẵn sàng đóng cống khi có mặn xâm nhập. Đối với các cống trên địa bàn thành phố Vị Thanh thực hiện đóng khi ngoài sông có độ mặn đo được là 1,5‰. Bên cạnh đó, triển khai hoàn thành 10 trạm đo mặn tự động, khai thác số liệu có hiệu quả từ các trạm đo mặn tự động. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các địa phương lưu ý ngoài tập trung phòng dịch Covid-19, cũng đặc biệt quan tâm phòng, chống xâm nhập mặn, vì hiện nay triều Biển Tây mặn đang tăng cao. Đề nghị các địa phương kiểm tra việc đóng hệ thống cống ngăn mặn trên địa bàn và khuyến cáo người dân lấy nước làm đất vụ Hè thu ở những vùng phù hợp, nhất là không để nước mặn tràn vào nội đồng làm ảnh hưởng đến sản xuất.

Bài, ảnh: HOÀI THU

    热门排行

    友情链接