您现在的位置是:La liga >>正文

【trận đấu blackburn】Bổ sung tiêu chuẩn về quốc tịch với đại biểu Quốc hội

La liga79318人已围观

简介Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ...

NHP

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi,ổsungtiêuchuẩnvềquốctịchvớiđạibiểuQuốchộtrận đấu blackburn bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam

Chiều 14/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 11/102 điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Một trong những nội dung cơ bản của dự thảo luật là bổ sung tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn. Theo đó, dự thảo luật quy định đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, bổ sung quy định về nhiệm vụ của UBTVQH là "định kỳ hằng năm đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội."; bổ sung thẩm quyền của Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc xác định địa bàn đại diện của đại biểu được chuyển sinh hoạt đến để thuận tiện cho công tác tổ chức hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại khoản 1 Điều 38.

Về kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo luật quy định theo hướng: kinh phí hoạt động của bộ phận tham mưu, giúp việc, kinh phí phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương được ngân sách địa phương bảo đảm theo phân bổ dự toán do HĐND cấp tỉnh quyết định. Hoạt động phí của đại biểu Quốc hội; phụ cấp và các chế độ khác của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương; chế độ của đại biểu Quốc hội khi tham gia các hoạt động do Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức do ngân sách trung ương bảo đảm.

Thẩm tra các nội dung này, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với các nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự án luật. Bên cạnh đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cần rà soát các quy định có liên quan trong các luật khác để bảo đảm tính thống nhất, tương quan của hệ thống pháp luật như các quy định về số lượng cấp phó trong các luật khác về tổ chức bộ máy nhà nước; quy định về đánh giá cán bộ và lương, chế độ chính sách của cán bộ trong Luật Cán bộ, công chức; quy định về nhiệm vụ chi ngân sách trong Luật Ngân sách nhà nước…

Đối với quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Điều 23, Uỷ ban Pháp luật tán thành với đề nghị giữ nguyên quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội tại khoản 2 Điều 23 của Luật Tổ chức Quốc hội. Cách quy định tỷ lệ tối thiểu như luật hiện hành không ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của Đảng mà tùy thuộc yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nhiệm kỳ, sẽ xác định mức tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách một cách hợp lý trong các đề án bầu cử đại biểu Quốc hội, có thể là 37% và cao hơn nữa.

Quy định đánh giá hoạt động đại biểu khó khả thi

Qua thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng, ban hành dự án luật. Tuy nhiên đối với quy định giao UBTVQH định kỳ hằng năm đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị cần phải cân nhắc thận trọng. Bởi trong Hiến pháp không có nội dung nào giao UBTVQH đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội. Đây là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của các tổ chức Đảng.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội là rất khó. Một ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội được người dân đánh giá theo nhiều góc độ khác nhau; cơ cấu đại biểu nước ta cũng không phân biệt nam, nữ, trình độ, dân tộc, tôn giáo thì làm thế nào để đánh giá chất lượng phát biểu của đại biểu? Đánh giá hoạt động của đại biểu như thế nào? Đại biểu do dân bầu thì người dân phải đánh giá năng lực hoạt động của đại biểu đó.

Về đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiều ý kiến tán thành với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Pháp luật là giữ nguyên quy định tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu. Theo các đại biểu, cách quy định tỷ lệ tối thiểu như luật hiện hành sẽ giúp tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách không khống bị chế, không bị giới hạn và không ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của Đảng mà tùy thuộc yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng nhiệm kỳ, sẽ xác định mức tăng tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách một cách hợp lý trong các đề án bầu cử đại biểu Quốc hội, có thể là 37% và cao hơn nữa.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng việc nâng cao tính chuyên trách, chuyên nghiệp của các đại biểu Quốc hội, tức là tăng số lượng đại biểu chuyên trách lên là rất cần thiết. Tại các nước, tính chuyên nghiệp trong làm luật rất cao, các đại biểu Quốc hội thường là luật sư hoặc có kinh nghiệm làm luật, chất lượng làm luật cao. Đồng thời đề nghị nên quy định theo hướng làm sao có thể tăng số lượng đại biểu chuyên trách, các chuyên gia lên cao hơn nữa, cùng với đó là nâng cao chất lượng qua việc đào tạo cán bộ để bổ sung cho các Ủy ban của Quốc hội.

H.Y

Tags:

相关文章