【bang xep hang bong đá】Bolero trên đèo

 人参与 | 时间:2025-01-10 18:44:01

Có những đoạn chừng như tôi đã níu chặt lấy thành ghế phía trước khi chiếc xe ô tô đã trở nên nhỏ bé giữa một bên là núi đá,ênđèbang xep hang bong đá một bên là vực sâu. Đương nhiên sứ mệnh của phương tiện là đưa chúng tôi từ thành phố Hà Giang lên thị trấn Đồng Văn, nhưng lắm khi, tôi cảm giác về sự kết nối giữa đỉnh cao và vực sâu. Một sự kết nối nhỏ bé, đôi khi rất mỏng manh nếu người lái chỉ cần lệch tâm đường đôi chút, hoặc không đủ bình tĩnh để xử lý những pha tránh xe ngược chiều đang rườn rượt đổ đèo. Nhiều khi là những cú đạp cháy phanh vì mấy thanh niên như từ vách núi phía bên kia lao ra trong chớp nhoáng…

Vách đá. Vách đá rồi lại vách đá. Nắng le lói và lắm khi mở cửa, tôi nghe gió ngờm ngợp bên tai. Những tiếng u u u len lỏi và kéo dài trên dốc núi. Giữa các vách đá loi nhoi là những mầm ngô đã bắt đầu xanh lá. Mùa trồng ngô của bà con đã ngớt, nên thi thoảng mới trông thấy đôi ba người lúi húi giữa các rạn núi. Hình như những chỗ nào có thể trồng cây đều được bà con tìm ra bằng hết để đặt hạt giống xuống. Tôi, lúc đó đã nghĩ về một tinh thần chiến đấu và tinh thần ấy vượt lên cả sự chắt chiu, nhẫn nại vốn là thuộc tính của người nông dân. Hơn thế, bà con đồng bào Mông, Tày, Dao, Lô Lô, La Chí, Pu Péo... đích thực là những chiến binh khi nuôi dưỡng màu xanh và tìm kiếm nguồn lương thực ở một nơi chỉ có đá và mây trời.

Giữa cung đường, khi mà bác đồng nghiệp có tuổi đến từ Yên Bái đã phải ngả hẳn đầu vào ghế và cố thiếp đi giữa cơn mệt rũ, cô bạn đã nói với tôi về chuyến đi mà hai đứa đã quá đỗi ngẫu hứng, nhưng đúng là để đời vì những gì mà mắt mình đã chạm đến. Có những điều bình thường với người này, nhưng lại là một cái gì đó quá tầm với người kia. Đôi khi người trong cuộc không nghĩ về sự hy sinh, hay có khi họ đã quen với sự chống chọi của chính mình để điềm tĩnh với cuộc sống hàng ngày. Tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó, khi thấy cô phóng viên mảnh mai nhỏ xíu tên Ly vẫn đi về cung đường này mỗi tháng trên con ngựa sắt. Ly đến Hà Giang từ quê nhà Vĩnh Phúc. Thay vì những chống chếnh và hối hận ở những ngày đầu tiên, mọi thứ với Ly đã trở nên quen thuộc và không có mấy thứ để phàn nàn. Dù đôi khi, nỗi thèm được thay đôi giày bệt bằng đôi gót cao, thay bộ quần áo bụi bặm bằng một chiếc váy hay một chiếc áo dài bùng phát khi thấy chị em khác xông xênh…

Chuyến xe hôm ấy, người cầm lái cho chúng tôi cả chặng đi và về là Chương - Phó phòng Kinh tế của Báo Hà Giang một nhà báo kỳ cựu. Anh bảo đã thuộc cung đường đến từng khúc cua mỏng. Hơn 30 năm lặn lội với đất và người chứ có ít đâu – anh bảo. Chỉ có điều khác với tôi nghĩ là trên xe, nhạc mà anh bật chỉ tuyền bolero, cả xe của Thụy – người sau này đưa chúng tôi trở lại Tuyên Quang cũng vậy. Có lẽ tôi đã quá ảnh hưởng tinh thần của các phượt thủ, nên chỉ mường tượng về sự thúc giục và mạnh mẽ khi vượt đèo. Sau chuyến đi tôi mới nghiệm ra rằng, đó cũng là sự thể hiện một cung cách điềm tĩnh, chắc chắn trên cung đường hiểm trở. Nhiều hơn và giăng mắc trong đó còn là nỗi nhớ quê nhà đã dằng dặc phía sau lưng bao nhiêu năm trời để nhận Hà Giang làm quê hương.

Không ai nói với tôi về điều đó nhưng tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó.

YÊN MINH

顶: 178踩: 8621