当前位置:首页 > Cúp C1

【dự đoán nhà cái】Cụ rùa Hồ Gươm sẽ được bảo quản theo phương pháp nhựa hóa

Ảnh minh họa

Lần đầu áp dụng tại Việt Nam

PGS.TS Hà Đình Đức cho biết,ụrùaHồGươmsẽđượcbảoquảntheophươngphápnhựahódự đoán nhà cái Hà Nội đã chốt phương án bảo quản lâu dài xác cụ rùa theo phương pháp nhựa hóa. Trước đó, tại hội thảo bàn về phương án bảo quản xác cụ rùa, ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng kết luận sử dụng phương án này. Theo TS Phan Kế Long, Phó Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, nhựa hóa là phương pháp hiện đại nhất thế giới hiện nay trong bảo quản xác động vật. Theo đó, sẽ tiến hành hút hết dịch trong mô của cơ thể, sau đó cố định các mô rồi thay dịch trong mô bằng một loại nhựa đặc biệt. Nhựa này khi bơm vào cơ thể sẽ thẩm thấu được vào các tế bào và làm khô lại, giữ nguyên cấu trúc cơ thể. Phương pháp này sẽ bảo quản nguyên trạng cụ rùa từ hình dáng, da, xương.

Theo TS Trương Xuân Lam, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, so với phương pháp bảo quản ướt hay phương pháp làm khô giống tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn thì phương pháp này có ưu điểm hơn nhiều. Phương pháp bảo quản ướt (ngâm cụ rùa trong dung dịch cồn) cũng có thể bảo quản nguyên trạng cụ rùa nhưng bất tiện vì phải thay dung dịch thường xuyên. Phương pháp làm khô tiêu bản như cụ rùa trong đền Ngọc Sơn thì khó bảo quản nguyên trạng. Một số bộ phận như mắt, diềm mai phải làm thay thế và phải kiểm tra định kỳ. Phương pháp nhựa hóa bảo quản nguyên trạng từ hình thái, màu sắc của cụ rùa, kể cả những phần khó như mắt và diềm mai (cấu tạo bằng sụn).

Tuy nhiên, theo TS Lam, phương pháp nhựa hóa mới được sử dụng ở một số ít nước tiên tiến trên thế giới ở một số ít mẫu vật do kinh phí cao. Việt Nam chưa từng bảo quản mẫu vật nào theo phương pháp này, cũng không có chuyên gia để thực hiện.

TS Phan Kế Long cho biết, loại nhựa dùng để bảo quản là bí quyết riêng của Đức. Họ chỉ cung cấp cho mình nhựa và quy trình làm. Vì vậy, để bảo quản được cụ rùa theo phương pháp này, phải mời thêm hai chuyên gia bảo quản hàng đầu của Đức. “Hai chuyên gia này vừa nhận được giải thưởng chế tác ở châu Âu năm vừa rồi. Họ khá hứng thú vì biết rùa Hồ Gươm thuộc nhóm độc, lạ, hiếm. Trên thế giới chỉ còn lại ba cá thể. Cụ rùa lại có kích thước khổng lồ, hiếm thấy”, TS Long cho biết.

Cuối tháng 4 bắt đầu bảo quản

Theo TS Long, dự kiến cuối tháng 4, hai chuyên gia của Đức sẽ sang Việt Nam tư vấn, hướng dẫn bảo quản xác cụ rùa. Cùng hai chuyên gia Đức, nhiều chuyên gia tạo hình của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam cũng sẽ tham gia vào quá trình bảo quản. Trước tiên, các chuyên gia sẽ tập trung vào việc tạo hình để cụ rùa nhìn đẹp nhất, sau đó thực hiện các bước bảo quản tiếp theo. “Nếu mọi việc suôn sẻ như dự tính thì tối thiểu 12 tháng sẽ xong khâu bảo quản”, TS Long cho biết. Hiện tại, cụ rùa đang được bảo quản trong phòng lạnh của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam ở nhiệt độ -20 độC.

Trước đó, vào 16h30 ngày 19/1/2016, cụ rùa được phát hiện chết, xác nổi trên mặt hồ, phía đường Lê Thái Tổ, đối diện số nhà 34 Lê Thái Tổ. Xác rùa sau đó được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam từ đó tới nay.

Theo Tiền Phong

Cận cảnh về cụ rùa hồ Gươm lên phơi nắng ngày 8/12

分享到: