【giải vô địch hy lạp】Xuất khẩu thủy sản năm 2024 hướng đến 10 tỷ USD
Chế biến cá ngừ xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H |
XK nửa đầu năm sẽ đạt 4.4 tỷ USD
Đánh giá về kết quả XK thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP cho biết, XK thủy sản của cả nước đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong số các sản phẩm chính, mực, bạch tuộc và các loại cá khác có giá trị XK thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 1% và 3%. XK tôm và cá tra tăng nhẹ, lần lượt tăng 7% và 4%, trong khi XK cua ghẹ tăng mạnh nhất đạt 84%, cá ngừ cũng tăng tích cực với 22%, XK nhuyễn thể có vỏ tăng 13%.
Phân tích về thị trường, bà Nguyễn Thị Thu Sắc cho biết, trong top 4 thị trường hàng đầu, chỉ có Mỹ có dấu hiệu tích cực hơn với tăng trưởng 7%, trong khi XK sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU gần như chỉ tương đương cùng kỳ năm ngoái, XK sang Hàn Quốc tăng nhẹ 2%.
Sự phục hồi chậm và dè dặt của các thị trường, áp lực cạnh tranh về giá XK và nguồn cung cùng với những khó khăn trong sản xuất chế biến trong nước như chi phí đầu vào tăng, nguyên liệu thiếu hụt... đang và sẽ tiếp tục tác động đến XK thủy sản Việt Nam trong năm 2024.
VASEP dự báo XK thủy sản nửa đầu năm 2024 sẽ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Kỳ vọng sau quý 2/2024, các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại vào quý III - thời điểm nhu cầu cao phục vụ lễ Tết cuối năm.
Quyết tâm tháo gỡ thẻ vàng
Theo phản ánh của các doanh nghiệp, ngành thủy sản đang đối mặt với tình hình thiếu hụt nguyên liệu cả nuôi trồng lẫn đánh bắt tự nhiên. Nguồn hải sản khai thác gặp khó khăn khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt, sản lượng khai thác không đủ đáp ứng nhu cầu nên phải thêm nguồn cung từ nhập khẩu. Tuy nhiên, quy định của thị trường EU và các qui định mới của Việt Nam liên quan đến khai thác IUU đang khiến cho nút thắt nguyên liệu thêm tắc nghẽn.
Đại diện các doanh nghiệp XK tôm, cá tra, hải sản kiến nghị cần xây dựng hình ảnh và marketing cho cá tra Việt Nam, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất XK cá ngừ, tiềm năng XK mực-bạch tuộc, surimi của Việt Nam…
Chia sẻ về những khó khăn của ngành tôm, ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến Thủy sản Tài Kim Anh cho rằng, XK tôm của Việt Nam hiện đã có mặt ở hơn 100 thị trường. Trong top 5 thị trường lớn, thị trường Mỹ tăng khoảng 5%, châu Âu tương đương năm ngoái; thị trường Nhật Bản giảm 4% chủ yếu là hàng chế biến; thị trường Trung Quốc tăng 41%. Tuy nhiên, dự báo những tháng cuối năm, tôm Việt Nam XK vào Trung Truốc sẽ khó khăn.
Ngoài ra, một trong những khó khăn được các doanh nghiệp đề cập là giá cước tàu biển tăng mạnh. Trong đó, cước tàu đi Mỹ tăng đột biến 40% từ tháng 5/2024; cước tàu đi EU tăng 60%... do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom contaier rỗng dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn áp thuế mới.
Để đạt mục tiêu đặt ra, các doanh nghiệp cần thích nghi và điều chỉnh kế hoạch hoạt động phù hợp với bối cảnh của thị trường, trong đó cần đa dạng hóa thị trường XK để tránh sự phụ thuộc, đồng thời tăng cường XK vào các thị trường mới, hướng đến mở rộng và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa.
Cùng với đó, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh và độ nhận diện cho thủy sản Việt Nam, đồng thời cập nhật thông tin từ các thị trường để đánh giá đúng diễn biến tình hình, qua đó có được phản ứng thích hợp và kịp thời nhất.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để XK thủy sản bền vững, điều quan trọng nhất hiện nay là gỡ được thẻ vàng IUU; doanh nghiệp đa dạng sản phẩm XK; thúc đẩy xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước; tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, điểm nghẽn ảnh hưởng đến XK… Đặc biệt, để gỡ thẻ và IUU, các tỉnh phải quan tâm quản lý đội tàu đánh bắt hải sản; đảm bảo truy xuất nguồn gốc, truy đến cùng những cảng cá vi phạm, yêu cầu xử lý hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người Việt chi gần 6.400 nghìn tỷ đồng cho tiêu dùng trong năm 2024
- ·Độc đáo triển lãm thư pháp kết hợp với ánh sáng
- ·Dịch bệnh COVID
- ·Hyundai tiến gần hơn với mẫu pick
- ·Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- ·'Giọng ca huyền thoại' Hàn Quốc hát trong Con đường văn hóa hữu nghị Việt
- ·Nhóm Bond sẽ mặc áo dài trình diễn tại Việt Nam
- ·SoftBank thoái hết vốn khỏi Uber, thu lãi lớn
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Trải nghiệm FUSO 2015 lần đầu tại Việt Nam
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Quảng Ninh: Xử lý 533 vụ vi phạm pháp luật về hải quan
- ·Cuốn sách gối đầu giường của CEO
- ·'Cô dâu hào môn' dẫn đầu phòng vé dịp 20/10
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·K+ công bố bản quyền truyền hình mùa giải mới
- ·Xe nhỏ giá rẻ Kia Morning có phiên bản mới
- ·13 phát kiến thay đổi tương lai nhân loại
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Xây dựng hệ thống quản lý dịch vụ CNTT Tài chính theo tiêu chuẩn ITIL