游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:50:29
Cơ hội tích lũy cổ phiếu trong tháng 5 | |
CPI 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm gần đây | |
CIEM: Dự báo tăng trưởng GDP 2019 đạt 6,88% |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp. |
Tăng trưởng đang chậm lại
Thay mặt Chính phủ báo cáo tại đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Kết quả thực hiện phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm vẫn giữ được xu thế tích cực từ cuối năm 2018.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhận định, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục được cải thiện nhưng đang có dấu hiệu tăng chậm lại, cả ba khu vực kinh tế đều phát triển theo xu hướng chậm hơn cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng GDP quý I/2019 là 6,79%, là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm 2016 (5,48%), năm 2017 (5,15%), chỉ thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 (7,45%). So với mục tiêu tăng trưởng của toàn nền kinh tế năm 2019 của Chính phủ đã đề ra thì còn tương đối khiêm tốn, thấp hơn mục tiêu là 0,14 điểm phần trăm.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, cao hơn so với cùng kỳ năm 2016 (-1,31%), năm 2017 (2,08%), nhưng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2018 (4,24%) và thấp hơn mục tiêu là 0,29 điểm phần trăm.
Với mức tăng trưởng nêu trên, theo Chính phủ, nếu các quý còn lại của năm nay đều đạt mục tiêu kịch bản đề ra, dự kiến tăng trưởng GDP cả năm 2019 ở mức 6,78%.
Báo cáo của Chính phủ cũng nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2019 ở mức 6,8%, trong những tháng tới các bộ, ngành và địa phương phải hết sức nỗ lực, cố gắng, tập trung thực hiện các biện pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu thực hiện không thấp hơn mục tiêu đề ra, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng phải đạt cao hơn.
Bên cạnh đó, trong khu vực dịch vụ, nếu bối cảnh thuận lợi, nhất là việc đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ đạt nhiều kết quả tích cực, tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm đạt mức cao (trên 7,2%) thì tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế cả năm có khả năng vượt mục tiêu đề ra, đạt mức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với năm 2018 (7,08%).
Đề cập những tồn tại, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu: Chính phủ cho rằng năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với khó khăn, thách thức không nhỏ đến từ nội tại của nền kinh tế.
Đó là các động lực chính cho tăng trưởng vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, trong khi dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng còn hạn chế. Ngành khai khoáng tiếp tục gặp khó khăn, tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế. Thị trường lao động đối mặt nhiều thách thức về nguy cơ dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bên cạnh đó, công cuộc hoàn thiện thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tuy đã có bước chuyển mạnh mẽ nhưng còn gặp rất nhiều thách thức lớn trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế,…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày báo cáo. |
Cần đánh giá đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá xăng, điện
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế về nội dung trên được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu bật một số áp lực cụ thể.
Trước tiên là vấn đề lạm phát. Theo báo cáo của Chính phủ, CPI bình quân 4 tháng đầu năm tăng 2,71% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Lạm phát cơ bản tháng 4/2019 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,88% so với cùng kỳ, bình quân 4 tháng tăng 1,84% so với bình quân cùng kỳ (cùng kỳ tăng 1,34%).
Chính phủ cho rằng áp lực lạm phát năm 2019 không quá lớn do giá hàng hóa thế giới được dự báo chỉ ở mức tương đương năm 2018 do giá cả hàng hóa dự kiến không biến động nhiều, nhu cầu thế giới ít có khả năng gia tăng đột biến và căng thẳng thương mại, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh, lạm phát cơ bản 4 tháng đầu năm đạt 1,84%, vượt mục tiêu cả năm 2019 (1,6-1,8%). Trong khi đó, giá dịch vụ công năm 2019 tiếp tục được điều chỉnh theo lộ trình tăng giá giai đoạn 2016-2020 gây quan ngại về áp lực lạm phát các quý tiếp theo và cả năm 2019, đồng thời giá thực phẩm năm 2019 có khả năng tăng mạnh hơn do nguồn cung giảm khi ngành chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá, báo cáo đầy đủ về cơ sở của việc tăng giá bán xăng, điện và tác động của việc tăng giá này đối với CPI, cũng như các mặt kinh tế, xã hội”- Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cho biết.
Vấn đề khác được Uỷ ban Kinh tế nhấn mạnh là tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm có dấu hiệu chậm lại. Đây là vấn đề Chính phủ cần quan tâm cũng như tăng cường kiểm tra các bộ, ngành để bảo đảm tính thực chất của việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình cơ cấu lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quá chậm và chưa đạt kết quả như yêu cầu.
Một số vụ việc gần đây cho thấy nhiều bất cập trong công tác định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa, quản lý đất công… Trong khi đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp mới hoạt động, công tác phối hợp và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước với các bộ, ngành chưa rõ ràng, nhất là trong quản lý nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
Đóng góp ý kiến thêm, đại diện các Ủy ban của Quốc hội đề nghị: Vì đây là báo cáo bổ sung nên Chính phủ cần đề cập chi tiết hơn đến các vấn đề mới nổi lên giữa các kỳ báo cáo.
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đơn cử một số vụ việc được cử tri quan tâm thời gian qua như xử phạt trường hợp quấy rối tình dục, đặc biệt là trẻ em; tình trạng bạo lực gia tăng, số vụ hình sự giết người trong gia đình, giết nhiều người gia tăng; các trường hợp say rượu bia gây tai nạn chết người,… cần có báo cáo cụ thể kèm theo lý giải và biện pháp xử lý.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Chính phủ nêu rõ những bất cập trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Ví dụ việc cấp bằng lái xe do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm nhưng việc xử phạt vi phạm và thu giữ bằng lái lại cho Bộ Công an giải quyết dẫn đến tình trạng “người cấp cứ cấp người thu cứ thu” và người vi phạm tịch thu bằng lái vẫn đến cơ quan giao thông để khai là mất và cấp lại bình thường. Điều này thể hiện sự bất cập trong phối hợp cũng như việc sử dụng chưa triệt để, hiệu quả các hệ thống dữ liệu điện tử.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接