当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang xep hang nauy】Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp đảm bảo ổn định nguồn thu cho ngân sách

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng nào?ửaLuậtThuếthunhậpdoanhnghiệpđảmbảoổnđịnhnguồnthuchongânsábang xep hang nauy Luật Thuế Thu nhập cá nhân sẽ sửa đổi vào năm 2025 Cần quan tâm, đảm bảo thu đúng, thu đủ và phấn đấu vượt dự toán ngân sách năm 2024
Theo Bộ Tài chính, chính sách thuế TNDN đã được sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn. 	Ảnh minh hoạ: H.Anh
Theo Bộ Tài chính, chính sách thuế TNDN đã được sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn. Ảnh minh hoạ: H.Anh

Quy mô thu NSNN từ thuế TNDN ngày càng được mở rộng

Theo Bộ Tài chính, quy mô thu NSNN từ thuế TNDN ngày càng được mở rộng. Theo thống kê, bình quân giai đoạn 2011-2015, số thuế TNDN không tính thuế TNDN từ dầu thô chiếm 16,05% và tính cả dầu thô là 24,8% tổng thu NSNN. Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ này lần lượt là 14,6% và 16,9%; giai đoạn 2021-2023 tương ứng là 17% và 19,7%. Xét theo tỷ trọng GDP, quy mô thu NSNN từ thuế TNDN không tính dầu thô bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 3,3%; giai đoạn 2016-2020 là 2,9% và giai đoạn 2021-2023 là 3,1% GDP.

Theo Bộ Tài chính, sau hơn 15 năm đi vào cuộc sống, Luật Thuế TNDN hiện hành đã tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các DN. Luật Thuế TNDN đã tiếp tục thực hiện giảm mức thuế suất phổ thông thuế TNDN từ 25% xuống còn 22%. Riêng DN có quy mô nhỏ được áp dụng mức 20%. Từ ngày 1/1/2016, mức thuế TNDN phổ thông áp dụng cho mọi loại hình DN là 20%.

Quy mô thu NSNN từ thuế TNDN đã khẳng định, thuế TNDN là sắc thuế có quy mô động viên ngân sách đứng thứ hai trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian qua, chính sách thuế TNDN đã được sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế trong những giai đoạn khó khăn. Việc thực hiện các chính sách này đã được cộng đồng DN đánh giá là có tác động tích cực, kịp thời và nhanh chóng phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cũng cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, thực tế triển khai chính sách thuế TNDN đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: tính ổn định chưa cao, một số nội dung ban hành chưa lường hết được các tác động, ảnh hưởng trên thực tế; một số quy định hiện hành không còn phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Pháp luật về thuế TNDN đang bộc lộ “khoảng trống” trong điều chỉnh các vấn đề thuế mới phát sinh trong quá trình hợp tác quốc tế như chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận; thuế tối thiểu toàn cầu…

Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh cần thiết phải sửa đổi Luật Thuế TNDN nhằm khắc phục các bất cập, chồng chéo, đồng thời có giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống trốn thuế, thất thu thuế, hạn chế hiệu quả các hành vi dịch chuyển lợi nhuận làm xói mòn cơ sở thuế. Việc sửa luật cũng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng.

Minh bạch trong việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế

Đối với những nội dung sửa đổi, bổ sung, Dự thảo đã bám sát 7 nhóm chính sách tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế TNDN đã được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội đồng ý thông qua, gồm: hoàn thiện quy định liên quan đến người nộp thuế và thu nhập chịu thuế TNDN, hoàn thiện quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN, hoàn thiện quy định liên quan đến các khoản được trừ và không được trừ; điều chỉnh thuế suất thuế TNDN đối với một số nhóm đối tượng phù hợp với bối cảnh mới; hoàn thiện các quy định về ưu đãi thuế TNDN; áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế. Dự thảo Luật đã luật hóa một số nội dung đang được thực hiện ổn định tại các văn bản dưới luật liên quan đến chính sách này bảo đảm tính minh bạch, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan Thuế trong việc tuân thủ pháp luật về thuế TNDN; thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo nội dung dự thảo Luật, để thống nhất với việc bổ sung quy định về áp dụng thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi quy định về phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 Dự thảo theo hướng “quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế TNDN, thuế TNDN bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu”.

Một nội dung đáng chú ý nữa là quy định về thu nhập chịu thuế. Theo cơ quan soạn thảo, để thống nhất với đề xuất bổ sung quy định về người nộp thuế, đồng thời luật hóa các văn bản dưới luật, Dự thảo quy định chi tiết các khoản thu nhập khác, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, từ chuyển nhượng bất động sản của DN kinh doanh bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) và các loại giấy tờ có giá…

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam và của DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh; sửa đổi quy định về việc nộp thuế với khoản thu nhập của DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Bộ Tài chính khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế theo đề xuất này là giải pháp nâng cao cơ sở pháp lý và minh bạch trong việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế của DN.

分享到: