Báo chí hàng ngày đưa tin,ênthànhlậpbộphậnchuyêntráchvềvệsinhantoànthựcphẩnhận định mu vs burnley nơi này ngộ độc tập thể, nơi kia ngộ độc tập thể… rồi công an, quản lý thị trường bắt quả tang thịt thối, hoa quả, rau xanh nhiễm độc… tuồn vào thị trường tiêu thụ. Mới đây nhất tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn các bộ trưởng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Thật sự, đây là vấn đề rất nóng và hệ trọng đối với quốc gia. Hiện tại, người dân không biết mặt hàng gì là an toàn và mặt hàng gì không an toàn, trắng đen lẫn lộn và cuộc sống của người dân luôn luôn trong tâm trạng “ăn gì, uống gì cũng sợ”.
Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rất được Nhà nước quan tâm. Hệ thống pháp luật bao gồm nhiều luật, nghị định và pháp lệnh về chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành từ rất sớm; Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030 cũng đã được tích cực triển khai, nhằm nhấn mạnh nội dung an toàn thực phẩm, tạo động lực thúc đẩy việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong cả nước. Các bộ đã ban hành hàng trăm văn bản, quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế đều đã thành lập từ cấp bộ đến tỉnh bộ phận chức năng kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra thường xuyên, có nguy cơ ngày càng diễn biến phức tạp.
Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người dân cho rằng, hệ thống văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm khá hoàn chỉnh, song việc thực thi còn nhiều vấn đề đáng bàn do nhiều cơ quan cùng tham gia quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nên chẳng ai chịu trách nhiệm. Đơn cử về mặt hàng tôm cũng cho thấy nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Kiểm soát nuôi tôm do ngành nông nghiệp, khi con tôm bán ra thị trường thì do ngành công thương quản lý và khi con tôm chế biến nếu người ăn bị ngộ độc do tồn dư kháng sinh, chất bảo quản thì ngành y tế chịu trách nhiệm. Với việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trầm trọng như hiện nay, nên chăng phải thành lập riêng hẳn một bộ phận chuyên trách về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm để làm việc và chỉ giao cho một bộ, ngành ở Trung ương quản lý và ở tỉnh cũng vậy. Có như thế việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới được thực hiện tốt, chứ như hiện nay, có quá nhiều cơ quan, đơn vị cùng tham gia quản lý thì khó lòng kiểm soát được, bởi chẳng có ai chịu trách nhiệm cả.
Ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh cho biết: “Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm rất phức tạp. Chẳng hạn, nguyên nhân làm gia tăng các vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ do sản xuất, chế biến, cây trồng, vật nuôi bị ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng thải ra từ các khu công nghiệp mà còn do tình trạng sử dụng các hóa chất ngoài danh mục hoặc bị cấm như thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chất tăng trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi, các chất bảo quản phụ gia, chất ngọt tổng hợp, phẩm màu công nghiệp trong chế biến, bảo quản thực phẩm dẫn đến ô nhiễm thực phẩm… Chính vì vậy, việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rất khó khăn, đặc biệt khó khăn hơn nữa là có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý nên dẫn đến hiệu quả chưa cao. Theo chúng tôi, để hạn chế tình trạng này nên sớm nghiên cứu thành lập một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tập trung dưới sự chỉ đạo của Chính phủ; UBND tỉnh”.
Đã đến lúc, chúng ta phải xem xét lại vấn đề này một cách toàn diện để việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thực sự có hiệu quả, đi vào thực chất nhằm đem lại niềm tin, cuộc sống an toàn cho người dân.