Khối ngoại đẩy giá VNM
Trong khi khá nhiều blue-chips thoái trào dưới áp lực bán ngắn hạn,ăngsangphiênthứcup c 3 VNM vẫn tỏa sáng. Nhà đầu tư nước ngoài đang là lực cầu mạnh mẽ nâng giá cổ phiếu này và đưa VNM lọt vào nhóm ít blue-chips vượt xa nhịp T+3 mà không giảm giá.
Đóng cửa hôm nay VNM tăng 1,75%. Tính từ đầu tháng 1 tới giờ, VNM đã tăng 11,7% và quay trở lại sát đỉnh cao đầu tháng 12 năm ngoái. Đây là mức tăng tốt nhất trong rổ VN30, trong khi đa số blue-chips khác giảm giá.
Thực vậy, VNM từ chỗ là cổ phiếu lớn kém nhất trong nhịp giảm từ tháng 4 đến tháng 11/2019 đã trở thành cổ phiếu có triển vọng nhất trong ngắn hạn với đà phục hồi ấn tượng. So với mức giảm hơn 34% suốt thời gian qua thì phục hồi 11,7% vẫn còn là quá ít. Tuy nhiên VNM có thể là biểu hiện của quá trình định giá lại blue-chips.
Hôm 10/1 vừa rồi, VNM công bố lợi nhuận quý IV/2018 ước tính tăng gần 28% so với cùng kỳ. Ngay trong tháng 12/2018 giá VNM còn giảm trên 11% và không ai nghĩ tới việc kết quả kinh doanh quý IV sẽ được công bố. Khi số liệu được tung ra, VNM đã tăng giá gần như liên tục từ đầu tháng 1.
Nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng mua miệt mài nhất ở VNM, bất chấp quá trình giảm giá liên tục trong tháng 12. Các quỹ đầu tư định giá theo yếu tố cơ bản và giá giảm là cơ hội để mua vào tích lũy cho dài hạn. Hôm nay khối ngoại mua hơn 865.360 cổ phiếu trong khi VNM giao dịch 954.411 cổ phiếu. Với lực mua chiếm gần hết lượng giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài chính là nhóm đẩy giá VNM tăng mạnh như vậy.
Ngoài VNM, VHM cũng là cổ phiếu đáng chú ý hôm nay, tăng 2,68%. Môt số mã khác tăng tốt như VRE tăng 1,53%, VJC tăng 1,74%, SSI tăng 2,35%, SBT tăng 1,47%, REE tăng 1,29%, DHG tăng 3,1%.
Ngược lại các cổ phiếu ngân hàng và dầu khí chịu tác động khá rõ từ giao dịch ngắn hạn và giảm giá. VPB giảm 0,52%, MBB giảm 0,52%, CTG giảm 0,27%, BID giảm 1,85%. Trong khi đó VCB, TCB, HDB, TPB tăng nhẹ. GAS cũng giảm nhẹ 0,33%.
Hiện tượng phân hóa này cũng đã diễn ra mấy phiên trước và là hệ quả của việc nhà đầu tư bắt đáy chốt lời ngắn hạn. Hôm nay là T+5 của phiên bắt đáy hôm 4/1, thời điểm VN-Index tạo đáy sâu nhất 861 điểm. Cổ phiếu chịu lực bán khác nhau nên giá cũng không thể đồng đều được. Các cổ phiếu có lực mua tốt đón đỡ thường điều chỉnh rất ít hoặc vẫn tăng như VNM.
Khối ngoại đang mua vào
Một yếu tố hỗ trợ thị trường ở thời điểm hiện tại ít được nhắc đến là sự đổi chiều của dòng vốn ngoại. Trong 3 phiên gần nhất khối này đều mua ròng khá lớn. Hôm nay thêm gần 200 tỷ đồng nữa được nhà đầu tư nước ngoài bơm ròng vào thị trường, sau phiên hôm qua vừa mua ròng gần 140 tỷ đồng.
Khối ngoại dĩ nhiên không mua dàn trải và thường các mã được mua mạnh thì có lực đỡ rất tốt. Ví dụ VNM như vừa kể trên, hầu hết sức cầu kéo giá lên là do khối ngoại thực hiện. Hay VRE hôm nay khối ngoại mua trên 1,2 triệu cổ phiếu trong tổng giao dịch 1,83 triệu cổ. VRE cũng được kéo mạnh tăng 1,53%.
Các mã như HBC, SSI, VCB, MSN đều tăng giá và có dấu ấn đậm nét từ khối ngoại. Cũng có một số mã khối này mua trong chiều giảm giá như MSN, DXG. Lực mua ròng tốt nhằm vào các blue-chips thường là biểu hiện của đợt giải ngân mới.
Thực vậy khối ngoại đã bán ròng suốt tháng 12 vừa rồi, khi thị trường quốc tế rất xấu và thị trường trong nước cũng tệ. Sau khi bán ròng thì tỷ lệ tiền mặt sẽ cao và cuối cùng dòng tiền đó sẽ phải chạy vào đâu đó. Nếu thị trường chứng khoán khởi sắc, thế giới giảm bất ổn, tiền sẽ lại quay trở lại đầu tư vào cổ phiếu.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.181 tỷ đồng (+16%) | 107,8 triệu (+5%) | 273 tỷ đồng (+2%) | 23 triệu (+8%) |
Khánh Nhi