【tỷ số giải hà lan】Hà Nội: Phát hiện gần 680 vụ hàng giả, vi phạm SHTT
Hải quan Hà Nội phát hiện, xử lý 524 vụ vi phạm | |
6 tháng, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội xử lý hơn 3.000 vụ vi phạm | |
Hà Nội tăng cường công tác chống buôn lậu |
Lực lượng QLTT Hà Nội kiểm tra hàng hóa vi phạm. Nguồn Tổng cục QLTT. |
Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm SHTT vẫn còn diễn biến phức tạp.
Hàng giả, hàng vi phạm SHTT được một số cơ sở trong nước mua các loại nguyên, phụ liệu giá rẻ, không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và bao bì, nhãn mác; giả các thương hiệu; sau đó tổ chức sản xuất, đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, dán nhãn và đưa ra thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh đó, hàng giả còn được sản xuất ở nước ngoài, sau đó đưa vào trong nước tiêu thụ bằng nhiều hình thức khác nhau, chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu.
Hàng hóa bị làm giả phần lớn là quần áo, giày dép, kính mắt giả mạo nhãn hiệu Nike, Adidas, Lacoste, Louis Vuitton (LV), Gucci...; nước hoa, hóa mỹ phẩm các loại, điện thoại di động Samsung, Apple...
Tình trạng sản xuất hàng giả, giả mạo xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu còn tồn tại ở một số cơ sở sản xuất, làng nghề của khu vực các huyện ngoại thành TP Hà Nội (làng nghề sản xuất đồ giả da Thao Nội, huyện Phú Xuyên, gia công may mặc tại Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ).
Điển hình như lực lượng QLTT đã phát hiện vụ việc đưa các sản phẩm ống thép giả mạo nhãn hiệu Hòa Phát vào sử dụng thi công công trình tại Hà Đông; kinh doanh các sản phẩm nhôm, thép giả mạo nhãn hiệu.
Hoạt động kinh doanh sử dụng tem nhập khẩu giả, in ấn bao bì nhãn mác giả vẫn còn tồn tại và khó kiểm soát.
Ở một số vụ hàng giả do lực lượng chức năng phát hiện đã có sự móc nối giữ các đối tượng trong nước với các cá nhân và tổ chức nước ngoài làm hàng giả hoặc lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để sản xuất, trà trộn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam mang ra lưu thông, tiêu thụ trên thị trường.