【nhận định juventus vs】Gian nan thoát nghèo

World Cup 2025-01-25 11:04:39 613

Báo Cà MauThời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân ở xã đảo Tân Ân (Ngọc Hiển) phát triển kinh tế, giảm nghèo. Tuy nhiên, người dân vùng đất giàu tiềm năng này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong hành trình giảm nghèo bền vững.

Thời gian qua, các cấp, ngành trong tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ người dân ở xã đảo Tân Ân (Ngọc Hiển) phát triển kinh tế, giảm nghèo. Tuy nhiên, người dân vùng đất giàu tiềm năng này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong hành trình giảm nghèo bền vững.

Là xã đảo, đời sống của Nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đánh bắt và nuôi thuỷ sản. Kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016, toàn xã Tân Ân có 221 hộ nghèo, tỷ lệ 19,25% và 119 hộ cận nghèo, tỷ lệ 10,36% so với tổng số dân trên toàn xã là 1.148 hộ. Trong đó, số hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách, người có công đang hưởng trợ cấp hằng tháng là 8 hộ, hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội hằng tháng là 29 hộ. Vì vậy, công tác giảm nghèo luôn là điều trăn trở của đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương.

Không đất sản xuất nên Khu tái định cư ấp Nhà Diệu, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, đìu hiu vì không có nhiều người đến ở.

Theo Phó Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Ân Bùi Minh Hoà, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã luôn được cấp uỷ Ðảng và chính quyền thường xuyên quan tâm chỉ đạo, từ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đến việc triển khai có hiệu quả các nguồn vốn giúp người nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn được phân bổ, các tổ chức đoàn thể đứng ra nhận uỷ thác 1 tỷ đồng giúp 60 hộ vay phát triển kinh tế.

Trong năm 2015 toàn xã có 85 hộ nghèo, 131 hộ cận nghèo. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo kỳ quyết của Ðảng uỷ, đến cuối năm 2015 toàn xã có 10 hộ nghèo và 12 hộ cận nghèo thoát nghèo. Bên cạnh các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, Tân Ân còn quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, gắn phát triển kinh tế với giảm nghèo bền vững, thực hiện giảm nghèo với tạo việc làm.

Tuy vậy, đời sống của người dân vùng ven biển như Tân Ân vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ bị thiên tai, dịch bệnh và hạn hán... đã lâm vào túng quẫn, thậm chí là nghèo dai dẳng và gần như không có lối thoát.

Gia đình ông Ðặng Văn Mỹ (72 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tiến (68 tuổi), ấp Nhà Diệu, xã Tân Ân là một trong những hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo. Không đất sản xuất, di chứng của bệnh tiểu đường tuýp 3 khiến bà Tiến chỉ ngồi một chỗ.

Năm 2014, ông Mỹ được địa phương xét cho vay 10 triệu đồng mua xuồng, máy cho con trai út (28 tuổi) giăng lưới cá ven bờ. “Thế nhưng làm không hiệu quả, phương tiện xuống cấp và số tiền vay không có khả năng trả”, ông Mỹ phân trần. 

Với gia đình ông Lý Be (58 tuổi, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân) cũng không khá hơn. Ông vay 10 triệu đồng mua 3 con dê giống từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế. Thế nhưng, cách nay 4 tháng, con dê đực chết, ông đành gửi 2 con dê cái hơn 20 kg cho người khác nuôi. Vợ ông đi Bình Dương làm thuê, con trai lớn 28 tuổi chết trong lần đi biển. Sức khoẻ yếu nên ông đành phải mượn đất trống ven lộ trồng rau cải bán mua gạo hằng ngày.

Ông Be chia sẻ: "Trồng rau cải cũng có tiền đắp đổi qua ngày, nhưng chỉ trồng được khi có mưa. Nếu con trai còn sống đi biển được thì số tiền 10 triệu đồng vay mua dê giống sẽ dễ trả hơn. Giờ không biết số tiền đó có trả nổi không?".  

Ngoài những khó khăn từ phía người dân, địa phương cũng nhìn nhận công tác tuyên truyền giáo dục về công tác giảm nghèo từng lúc, từng nơi chưa thật sự đi vào chiều sâu. Vẫn còn một số hộ nghèo, cận nghèo chưa thật sự chí thú lao động sản xuất để thoát nghèo, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, chưa tự phấn đấu vươn lên. Thậm chí còn một số ít người có tư tưởng muốn được nghèo để hưởng chế độ của Ðảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, địa phương chưa tìm ra giải pháp thật sự hữu hiệu để hướng dẫn Nhân dân phát triển sản xuất, cũng như chưa có mô hình hiệu quả để nhân rộng.

Ông Hoà cho rằng, địa phương được hỗ trợ từ dự án tái định cư, thế nhưng ,nhà ở cộng với đất sản xuất chỉ vỏn vẹn 1.000 m2. Không đất sản xuất, người dân tái định cư chỉ có thể đi làm thuê và đánh bắt ven biển.

Ngoài ra, tình trạng dân di cư tự do cũng trở thành gánh nặng đối với địa phương ven biển như Tân Ân. Do đó, người dân ven biển cần nhiều trợ lực hơn nữa mới mong có thể giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

Mục tiêu trong năm 2016, toàn xã Tân Ân phấn đấu giảm 3% tỷ lệ hộ nghèo (khoảng 33 hộ nghèo trở lên) theo Nghị quyết Ban Chấp hành Ðảng bộ xã. Ðây cũng là xã điểm được Huyện uỷ Ngọc Hiển chọn để thực hiện nghị quyết xoá nghèo bền vững. Ðể mục tiêu thành hiện thực, cả người nghèo và các cấp chính quyền địa phương cần có biện pháp căn cơ, hữu hiệu hơn./.

Bài và ảnh: Thanh Phương

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/435e298664.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

'Ông lớn' dược Vimedimex đã thâu tóm 3 khu đất vàng tại KĐT Ciputra như thế nào?

Xổ số Vietlott: Giá trị giải Jackpot vượt mức 107 tỷ đồng, người chơi may mắn đã xuất hiện?

Vì lý do gì mà chiếc mũ cũ kỹ này được đại gia trả giá hơn 9,1 tỷ đồng

Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam

Thanh tra Chính phủ sẽ vào cuộc việc tăng giá điện

Những điểm đến 'cũ mà mới' gây thương nhớ tại Hải Phòng

'Phát thèm' xe côn tay dáng thể thao khỏe khoắn giá chỉ hơn 17 triệu đồng vừa trình làng

友情链接