【tin tức bóng đá 24 giờ】Tín dụng tăng cao, ngân hàng nâng lãi suất để huy động vốn
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:01:51 评论数:
16 ngân hàng đã giảm hơn 15.500 tỷ đồng lãi suất cho vay theo cam kết | |
Tiền gửi sụt giảm do lãi suất duy trì mức thấp | |
Mặt bằng lãi suất sẽ còn giảm trong quý 4?índụngtăngcaongânhàngnânglãisuấtđểhuyđộngvốtin tức bóng đá 24 giờ |
Lãi suất huy động được nhiều ngân hàng điều chỉnh tăng từ đầu tháng 12. Ảnh: ST |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 25/11/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 10,1% so với cuối năm 2020. Trong khi chưa đầy 1 tháng trước, vào cuối tháng 10, con số này mới chỉ đạt 8,72% và cuối tháng 9 là 7,17%, tương đương khoảng 200.000 tỷ đồng đã được cung cấp ra thị trường trong 2 tháng.
Mặt khác, mới đây, NHNN cũng đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, với mức tăng từ 1-6 điểm % tùy từng ngân hàng. Đây được xem là cơ sở để các ngân hàng thêm nguồn cung tiền ra thị trường.
Theo các chuyên gia, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ ở mức cao trong tháng cuối năm 2021 nhờ việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng “sống chung cùng Covid-19”, từ đó giúp tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu 13% cho cả năm.
Nhờ được tăng thêm “room” tín dụng, nên các ngân hàng cũng đã “mạnh tay” hơn với các chương trình ưu đãi vay vốn, thậm chí là vay vốn không cần tài sản đảm bảo.
Chẳng hạn, MSB mới đây đã tung ra các chương trình vay vốn tín chấp cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nhanh; HDBank có gói vay trực tuyến ưu đãi 5.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,99%/năm; SeABank có chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vay với lãi suất VND từ 5,6%/năm…
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VnDirect nhận định, trong giai đoạn mở cửa trở lại nền kinh tế, cần cho phép tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mức bình quân các năm trước, linh hoạt cho một số tổ chức tín dụng quản trị rủi ro tốt được cấp hạn mức cao. Nhưng điều này có thể dẫn đến sự phân hóa lợi nhuận mạnh trong ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, không ít ý kiến tỏ ra lo ngại, việc nới room tín dụng sẽ khiến mặt bằng lãi suất tăng, bởi lãi suất phụ thuộc nhiều vào cung - cầu tín dụng. Khi được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng sẽ phải tăng cường huy động vốn, khiến mặt bằng lãi suất huy động chịu sức ép tăng, càng khiến lãi vay khó giảm.
Thực tế, trong ngày đầu của tháng 12, một số ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng kỳ hạn 1-3 tháng dao động từ 2,5-4%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng từ 4-6,2%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, lãi suất áp dụng từ 5,3%/năm trở lên.
Cụ thể, BIDV điều chỉnh tăng lãi suất huy động ở phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Do đó, khung lãi suất hiện đang áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 60 tháng hiện nằm trong khoảng từ 3-4,9%/năm; tại VPBank, lãi suất gửi tiết kiệm online ở một số kỳ hạn đã tăng mạnh tới 0,4-0,8%/năm.
GPBank cũng vừa áp dụng biểu lãi suất mới và tăng mạnh 0,5%/năm ở nhiều kỳ hạn. Hiện lãi suất cao nhất tại ngân hàng này là 6,5%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, trong khi trước đó chỉ là 6%/năm. Kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,7%/năm lên 6,2%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng từ 5,75%/năm lên 6,3%/năm. Eximbank cũng công bố biểu lãi suất tăng thêm khoảng 0,1-0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn ngắn. Kienlongbank cũng tăng khoảng 0,16-0,26%/năm lãi suất ở nhiều kỳ hạn...
Tuy vậy, chia sẻ về giải pháp hỗ trợ nền kinh tế, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết, hiện mặt bằng lãi suất đã giảm khoảng 0,5-0,7% so với năm 2020, đây là mức giảm khá lớn so với các nước trong khu vực. Theo bà Hằng, với bối cảnh lạm phát năm 2021, việc tiếp tục hạ lãi suất huy động thời gian tới thực sự không khả thi, có thể gây xáo trộn lớn cho nguồn vốn, ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống. Do đó, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo giảm lãi suất cho vay, nhưng để an toàn hệ thống thì việc điều hành lãi suất vẫn phải đảm bảo hài hòa.