Một mảng lớn rừng thông trên đỉnh núi Ngự Bình bị cháy rụi
Một ngày cuối tháng 8,ảlạicảnhquanrừngthôngchođỉnhnúiNgựBìbảng xếp hạng vô địch thụy điển chúng tôi leo lên ngọn núi này, từ hướng đường Hoàng Thị Loan, TP. Huế, sau gần một tháng xảy ra vụ hoả hoạn thiêu rụi một mảng lớn thông trên đỉnh đồi. Từ phía mạn này, quá trình di chuyển chứng kiến rất nhiều khoảng đất trống do các vụ cháy từ nhiều năm trước, rừng thông chưa kịp phục hồi.
Vụ cháy rừng gần đây nhất cũng khiến hàng trăm cây thông phía trên đỉnh đồi, kéo dài xuống phía trước núi Ngự Bình bị thiêu rụi từ thân lên đến ngọn. Khung cảnh cánh rừng thông xanh ngắt nay đã cháy úa vàng, nhiều cây cháy đen thành than, tạo thành một mảng đối lập. Đa số thông bị cháy có tuổi đời trên 40 năm.
Đây được xem là ngọn núi “thiêng” giữa lòng TP. Huế; việc cháy rừng, cháy mảng xanh giữa lòng đô thị khiến nhiều người xót xa. Vì để trồng thay thế rừng thông mất rất nhiều thời gian, công tác chăm sóc không hề đơn giản.
Chị Trần Thu Thủy, một người từng nhiều trải nghiệm leo núi Ngự Bình nói rằng, ít có ngọn núi nào với hệ thống rừng thông cảnh quan đẹp như thế nằm ngay giữa lòng thành phố. Quan trọng hơn ngọn núi ấy được xem là tiền án, bình phong của Kinh thành Huế. Bên cạnh ý nghĩa văn hoá lịch sử, ngày nay ngọn núi còn là lá phổi xanh, lá chắn thiên nhiên của đô thị. Việc cháy rừng xảy ra hàng năm như thế ảnh hưởng ít nhiều không gian lịch sử, cảnh quan.
“Mình nghĩ cần có biện pháp mạnh hơn nữa để bảo vệ hệ thống rừng nói chung và đặc biệt là rừng thông quanh đỉnh núi Ngự Bình. Hơn nữa, tính đến biện pháp trồng mới rừng thông, tạo mảng xanh còn trống sau những trận cháy để phục hồi cánh rừng cho ngọn núi thiêng”, chị Thủy mong mỏi.
Theo lãnh đạo UBND phường An Cựu, hầu như năm nào ở Ngự Bình cũng xảy ra tình trạng cháy rừng, vì lăng mộ dưới chân núi rất nhiều, người dân thường xuyên thắp hương xong là về nhà không đợi cho hương cháy hết. Lực lượng chức năng của phường trong quá trình tuần tra phát hiện có tình trạng thanh niên lên lên núi chơi, sử dụng lửa, hút thuốc, tàn thuốc lá có thể là nguyên nhân gây ra những vụ cháy rừng.
Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng Sơn) cao 105m. Vương triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố. Đây là một hòn núi tự nhiên có hình thù độc đáo: hai cánh hai bên đông tây đối xứng với nhau một cách đều đặn như do bàn tay con người đắp nên và tạo dáng; hai triền núi ở hai bên lại hơi chìa ra phía trước trông giống như hai cánh tay đang dang ra phía trước để chào đón một ai đó.
Từ trên không trung nhìn xuống, người ta thấy hòn núi có dạng hình cánh cung với phần lưng uốn nhẹ về phía nam. Dọc từ chân núi lên đến đỉnh là hàng thông reo vi vu suốt cả 4 mùa. Đặc biệt vào mùa thu, trong tiết trời dễ chịu, không khí trong lành, mọi người thường lên đây để ngắm toàn cảnh TP. Huế và tận hưởng nhiều điều thú vị từ thiên nhiên.
Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế.
Theo đại diện Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong, đơn vị được giao quản lý rừng Ngự Bình, đợt cháy gần nhất xảy ra vào cuối tháng 7 vừa qua đã làm thiệt hại khoảng hơn 2.000m2. Hầu hết trong số đó là rừng được trồng vào năm 1976. Hiện nay, phía kiểm lâm đã xác minh và có biên bản cụ thể. “Sau khi kiểm lâm xác minh xong, chúng tôi sẽ lên phương án trồng rừng thay thế để trình các cơ quan chức năng phê duyệt. Dự kiến việc lên phương án và trồng rừng phải qua cuối tháng 9 khi mùa mưa bắt đầu”, đại diện Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong nói. Cũng theo vị này, trước đó có rất nhiều vụ cháy, gây thiệt hại nặng cho khu vực rừng cảnh quan Ngự Bình, đơn vị cũng đã cho trồng thay thế nhưng cây lên thưa thớt, không kịp phủ xanh.
Nhiều nơi chưa chú trọng phòng cháy rừng Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tính đến ngày 23/8, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 58 vụ cháy rừng, trong đó 41 vụ gây thiệt hại rừng, diện tích rừng bị thiệt hại là 531,427 ha. Đơn vị này cho hay, công tác phòng ngừa chưa được các đơn vị chủ rừng chú trọng, việc xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp mạnh đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để thực hiện tốt các quy định về PCCCR, công tác phối hợp PCCCR của các chủ rừng tư nhân chưa được thực hiện, còn có tư tưởng ‘‘rừng ai người ấy lo’’ nên dễ xảy ra cháy lan, cháy lớn. Việc kiểm tra, giám sát xử lý thực bì sau khai thác rừng trồng chưa được thực hiện nghiêm túc, nhiều nơi thiếu kiểm tra, ngăn chặn, xử lý. Công tác giảm vật liệu cháy, đặc biệt là dưới tán rừng thông do các ban quản lý, hợp tác xã có tuổi đời hơn 20 năm chưa được thực hiện là nguy cơ gây cháy lớn, cháy không thể cứu chữa. Thời tiết khắc nghiệt, biến đổi khí hậu và một số đạn lân tinh sót lại trong đất là nguyên nhân khách quan, nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng khi gặp nhiệt độ cao. |
Bài, ảnh: Phan Thành