【ket qua toluca】Một công trình đặc khảo về tết Aza của người Tà Ôi
Bìa cuốn sách giới thiệu về tết Aza của Khánh Phong |
Nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong cho biết, để hoàn tất công trình này, tác giả đã tỉ mẩn ghi chép hàng trăm trang tư liệu qua các đợt điền dã, sưu tầm, ghi chép của nhiều nhân chứng văn hóa người Tà Ôi nổi tiếng như Nghệ nhân Nhân dân Quỳnh Hoàng (Cu Xân), Nguyễn Hoài Nam (Pi Hooih Cu Lai), Hồ Văn Hạnh (Vỗ Dương, A Đốt), A Ren Đời, Ta Dưr Tư… Tác giả cũng đã nghiên cứu 23 công trình có liên quan đến tết cổ truyền Aza của người Tà Ôi được công bố trên các báo, tạp chí từ năm 1984 đến nay. Theo đó, các công trình nói trên chủ yếu phản ảnh các nội dung liên quan đến người dân tộc thiểu số Tà Ôi: việc thờ cúng thần linh; văn hóa nghề truyền thống (canh tác nương rẫy, săn bắt thú, đánh cá, dệt zèng, đan lát, làm nhạc cụ…); nghệ thuật diễn xướng; nghệ thuật trang trí (cột lễ đâm trâu, trang trí đàn cúng…); văn hóa giao tiếp (đón khách, tiễn khách, kết nghĩa giữa các làng kalơơ…).
Chừng đó là chưa đủ cho bức tranh toàn cảnh về Tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi vốn vô cùng phong phú. Công trình của Trần Nguyễn Khánh Phong gồm có 4 phần chính. Ở phần thứ nhất: Tổng quan về người Tà Ôi ở Việt Nam và nguồn gốc Tết Aza cổ truyền, theo tác giả, “khi mùa màng đã thu hoạch xong, lúa trên rẫy đã về nằm trong kho, người dân dọn dẹp nhà cửa, đường sá và tranh thủ đi rừng vài ngày để kiếm nguồn sản vật cho ngày Tết Aza. Và tùy thuộc vào từng gia đình, dòng họ và từng làng mà người Tà Ôi có lịch ăn tết riêng…”. Người Tà Ôi có hai cách đón Tết Aza, đó là Tết Aza Koonh hay còn gọi là Tết Aza Pựt (tết lớn, thường tổ chức 5 năm một lần), và Tết Aza Kăn hay còn gọi là Tết Aza Kâr loh ku (tết nhỏ, tổ chức thường niên). Tác giả đã thống kê thời gian, 13 ngôi làng từng tổ chức lồng ghép lễ Tết Aza trên địa bàn huyện A Lưới.
Phần hai, “Lễ tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi qua thực hành nghi lễ”. Phần này đề cập đến đặc điểm nông lịch của người Tà Ôi. Tính theo thời vụ, một năm của người Tà Ôi có 10 tháng, từ tháng 1 đến tháng 4 là mùa ngô, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa lúa. Điều thú vị là thời gian của tháng 10 dài gấp 3 tháng của người Việt, bằng các tháng 10, 11, 12 cộng lại. Vì thế, lịch tháng của người Tà Ôi hiện nay vẫn có sự bảo lưu tính cổ truyền và có sự điều chỉnh phù hợp với lịch hiện đại. Công việc của người Tà Ôi chuẩn bị đón Tết Aza trước hết là giao ước. Để quyết định khi nào Tết Aza được tổ chức, chủ làng, chủ họ, các chủ nhà cùng họp tại nhà rông. Sau khi thống nhất, chủ làng chuẩn bị một vò rượu cần vừa ủ xong, lấy tay đậy vò rượu và khấn, khi nào rượu trong vò lên men thì Tết Aza được tổ chức chính thức. Cầu mong cho vò rượu thơm ngon, đừng chua, đừng nhạt cho lễ Tết được trọn vẹn… Lễ tiếp theo là tẩy rửa, với ý nghĩa như dòng nước trong sạch linh thiêng, tẩy uế mọi tội lỗi dơ bẩn do con cháu gây ra. Công việc chuẩn bị lễ vật cho Tết Aza là rất quan trọng và có điều kiêng cử là không cho người lạ vào làng, vì sợ khách mang theo xui xẻo sẽ làm thức ăn, thức uống hư hỏng…
Thực hành nghi lễ Tết Aza cổ truyền phản ảnh thế giới quan độc đáo của người Tà Ôi. Lễ tết Aza được xem như là nghi lễ lớn nhất trong năm, người Tà Ôi cúng tạ ơn các vị thần linh, đặc biệt là nữ thần Tro (thần Lúa)... Nghi lễ Tết Aza được tổ chức trong 3 lần cúng, bao gồm lễ cúng ở rẫy, lễ cúng ở nhà, lễ cúng ở cộng đồng làng. Tất cả các lễ cúng này chỉ diễn ra trong nửa ngày đầu của tết Aza. Luật tục Tà Ôi quy định việc cúng ở rẫy, ở gia đình, hay cúng ở làng thì người chủ lễ vẫn là phụ nữ, đó là vợ của chủ nhà, vợ của chủ họ, vợ của chủ làng.
Phần ba của công trình là “Lễ tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi qua phần hội”. Sau khi lễ cúng Yàng đã xong, lễ ăn chung đã trọn vẹn, tất cả mọi người có mặt ở nhà rông đứng dậy, nắm tay nhau. Chủ làng cất tiếng gáy như gà trống và con dân trong làng hưởng ứng ba lần cất tiếng gáy liên hồi. Sau nghi thức này, chủ làng thực hiện việc bàn giao mâm cỗ để mời các vị khách quý với các điệu Cà lơi. Các vị khách chung vui với dân làng, cùng ăn uống, hát hò, nhảy múa… Có 11 trò chơi trong ngày Tết Aza được tác giả thống kê: Parrung (leo cột cao), Chook mưk (đi chống chân lên trời), Peenh Panneeh (bắn nỏ)…
Phần cuối, công trình đề cập đến sự biến đổi Tết Aza qua thời gian, trong bối cảnh phát triển xã hội đương đại.
Đến nay, giới nghiên cứu cả nước đã có hàng chục công trình nghiên cứu về Tết cổ truyền của các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhưng về tết Aza cổ truyền của người Tà Ôi thì việc nghiên cứu đang còn rất ít ỏi. Vì vậy công trình nghiên cứu này của Trần Nguyễn Khánh Phong càng thêm giá trị, góp phần thiết thực vào bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Tà Ôi trong đời sống hiện nay.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/434e298947.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。