VHO- Cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật để mọi người hiểu rằng bạo hành trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật.
Những ngày vừa qua,ạohànhtrẻemngàycàngnghiêmtrọngdothiếuhiểubiếtphápluậkèo 3.5/4 dư luận vô cùng phẫn nộ trước thông tin tại nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ bạo hành trẻ em. Chính quyền, các ngành chức năng và cả xã hội cần có những hành dộng gì để ngăn chặn những vụ việc đau lòng này?
Hình ảnh cháu bé bị bạo hành được đăng tải trên mạng xã hội
Vụ việc một người đàn ông ở xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng trói và đánh đập tàn nhẫn con gái 6 tuổi của mình chưa kịp lắng xuống thì trên mạng xã hội lại xuất hiện hình ảnh một bé gái bị trói quặp hai chân hai tay rồi buộc vào thùng xe tải. Trên thùng xe, ngay tại vị trí cháu bé bị trói có dòng chữ “phạt trộm tiền”, dưới đất chỗ cháu đứng có tấm bìa ghi chữ “phạt trộm”.
Các cơ quan chức năng xác định vụ việc xảy ra tại nhà ông Nguyễn Văn Chánh ở thôn 10, xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Bé gái đã bị mẹ và ông ngoại của mình trói chặt tay để răn đe vì hay trộm tiền vặt trong gia đình. Khi bị cơ quan công an mời làm việc, mẹ bé gái đã nhận thức rõ hành vi sai trái của mình và cam kết không tái phạm.
Gần đây nhất, vụ bạo hành trẻ em dẫn đến cái chết thương tâm của một bé trai 5 tuổi ở Nghệ An đã gây rúng động dư luận. Không chỉ bị hành hạ, trẻ em còn có thể bị tước đoạt mạng sống mà nghi phạm lại chính là những người hàng xóm gần gũi.
Ông Trịnh Hòa Bình - Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội, Viện Xã hội học Việt Nam nhận xét, nguyên nhân của nhiều vụ bạo hành trẻ em là do người ta không có được nhận thức đúng đắn và đầy đủ về luật pháp, đạo đức. Những vấn đề mang tính chất cơ bản như vậy lại đang thiếu hụt trong cộng đồng xã hội. Như vậy, khâu giáo dục, khâu tuyên truyền để cho pháp luật đi vào đời sống, chuyển hóa thành nhận thức vẫn còn hạn chế.
Ông Trịnh Hòa Bình- Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội
Tại Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có quy định: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em”. Tùy vào tính chất, mức độ, hành vi mà người thực hiện hành vi bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bộ Luật Hình sự cũng coi trẻ em là đối tượng đặc biệt cần bảo vệ, hầu hết các tội phạm quy định tại đây đều đề cập tình tiết tăng nặng với kẻ gây tội nếu bị hại là người dưới 16 tuổi. Các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em đã tương đối đầy đủ, nhưng tại sao các vụ bạo hành trẻ em vẫn xảy ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng?
Luật sư Nguyễn Đức Chánh- Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, mục đích của hình phạt là để giáo dục, vì vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật để mọi người hiểu rằng bạo hành trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật.
Tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 2000 trẻ bị xâm hại, bạo hành ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp, nhiều vụ xâm hại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, để lại thương tật nặng mà thậm chí còn gây tổn hại tâm lý hoặc dẫn đến tử vong.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An
Bác sĩ Nguyễn Trọng An- Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, để hạn chế các vụ bạo hành con trẻ, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho trẻ nhỏ và cả người lớn những kỹ năng chăm sóc, tình yêu thương giữa con người với nhau.
“Phải kiện toàn mạng lưới bảo vệ trẻ em theo đúng ba cấp độ mà Luật Trẻ em đề ra, đầu tiên là cấp độ phòng ngừa tại cộng đồng. Muốn phòng ngừa được thì phải có đội ngũ cộng tác viên, cán bộ xã hội làm việc với trẻ em để tuyên truyền, giáo dục, phát hiện sớm, phòng ngừa sớm và ngăn chặn không cho những sự việc đó xảy ra. Nếu không may nó xảy ra, cần can thiệp ngay để giảm thiểu, giảm tác hại cho em bé và phải có sự trợ giúp, phục hồi”.
Những clip bạo hành trẻ em gần đây đã tố cáo thực trạng bạo hành trẻ em, nhưng ngoài việc quay clip, ghi hình làm bằng chứng, cần nhiều cách lên tiếng khác nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Thay vì thờ ơ trước một trận đòn roi của gia đình hàng xóm đối với con trẻ, mọi người có thể báo ngay cho cơ quan chức năng để can thiệp kịp thời. Cần nâng cao ý thức, tuân thủ pháp luật không chỉ với những người có thói quen bạo hành mà còn của cả xã hội và sự nghiêm minh của pháp luật trước vấn đề này.
VOV.VN