当前位置:首页 > La liga > 【lich bong dá hom nay】Chuẩn bị cho dự án an toàn nước

【lich bong dá hom nay】Chuẩn bị cho dự án an toàn nước

2025-01-10 00:34:08 [Thể thao] 来源:Empire777

Hậu Giang là một trong những tỉnh,ẩnbịchodựnantonnướlich bong dá hom nay thành phố được tham gia vào dự án an toàn nước tích hợp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để tham gia vào dự án, tỉnh đang chuẩn bị các danh mục đầu tư.

Đơn vị thi công đang làm công trình nâng cấp tuyến ống ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, để đấu nối cho người dân sử dụng

Dự án an toàn nước tích hợp ĐBSCL là một dự án quan trọng trong tổng thể kế hoạch phát triển bền vững vùng ĐBSCL, nhằm mục tiêu nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp nước an toàn, bền vững cho 6 tỉnh là An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh cấp nước mang tính chiến lược, dài hạn đối với khu vực Tây Nam sông Hậu, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và việc khai thác nước ngầm hiện tại gây ra, nghiên cứu xây dựng cơ sở vững chắc về kỹ thuật, tổ chức, thể chế cho việc khai thác, quản lý, vận hành hệ thống cấp nước được đầu tư trong vùng.

Dự án cấp nước an toàn vùng ĐBSCL do Bộ Xây dựng triển khai dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo an toàn nguồn nước sạch cho người dân khu vực này. Vừa qua, đoàn công tác WB đã có làm việc với tỉnh và khảo sát thực tế để chuẩn bị các bước cho dự án này tại Hậu Giang.

Theo đoàn WB, cả 6 tỉnh và thành phố Cần Thơ đều đang đối mặt với mối đe dọa về an ninh nước và dự kiến tình hình này sẽ trở nên xấu hơn. Mối đe dọa về an ninh nước đặt ra 2 vấn đề chính. Thứ nhất là những khó khăn trong việc mở rộng dịch vụ cấp nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao. Thứ hai là nguy cơ thất bại ngày càng tăng của hệ thống cấp nước hiện hữu khi các nguồn nước tiếp tục đi xuống cả về chất lượng và khối lượng. WB đã tham gia rất nhiều vào việc hỗ trợ phát triển bền vững cho khu vực ĐBSCL và cụ thể hơn là cho vấn đề tài nguyên nước.

Mục tiêu nhằm tăng cường an ninh nguồn nước cho các tỉnh tham gia dự án ở ĐBSCL, bằng cách hỗ trợ quản lý tích hợp tài nguyên nước và các hoạt động khác để xây dựng năng lực thích ứng và tăng cường khả năng chống chịu ở cấp tỉnh. Mục tiêu chính của dự án là đảm bảo các dịch vụ nước và vệ sinh môi trường bền vững. Dự án sẽ được triển khai theo 4 hợp phần. Trong đó, hợp phần 1, các đầu tư nhằm phát triển cấp nước tỉnh (bao gồm các hồ chứa đa chức năng), các nhà máy nước (bao gồm nhà máy khử mặn), hệ thống truyền tải, phân phối và đấu nối. Hợp phần 2, cơ sở hạ tầng nhằm giảm ngập lụt, thoát nước, thu gom, xử lý nước thải để hỗ trợ quản lý tích hợp tài nguyên nước, bao gồm bảo vệ nguồn nước và trữ nước cho tỉnh. Hai hợp phần còn lại chủ yếu là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thực hiện, kỹ thuật. Tại buổi làm việc với tỉnh, ông David Lord, Chủ nhiệm dự án, cho biết: Dự án tích hợp mới, phạm vi bao gồm hạng mục đầu tư mang tính cấp thiết, lâu dài, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các hạng mục đầu tư chính bao gồm mở rộng cấp nước đô thị, nông thôn, thu gom và xử lý nước thải.

Theo đề xuất đầu tư của tỉnh với WB, tổng mức kinh phí ước tính 32,5 triệu USD. Trong đó, cấp nước đô thị, ven đô là 10 triệu USD, bao gồm trạm bơm (công suất 30.000m3/ngày) và tuyến ống nước thô D650 (chiều dài 19,3km) từ hồ chứa Vĩnh Tường (sử dụng ngân sách nhà nước đang trong giai đoạn xây dựng) đến Nhà máy nước Vị Thanh - ước tính 8,2 triệu USD; hồ lắng công suất 30.000m3 tại khu vực Nhà máy nước Ngã Bảy - ước tính 1,5 triệu USD và 3 mạng lưới đường ống. Cấp nước nông thôn là 14,5 triệu USD, bao gồm xây dựng mới và nâng công suất cho các trạm cấp nước ở 12 xã - ước tính 12,5 triệu USD và nâng cấp, phát triển 5 hệ thống cấp nước - ước tính 2 triệu USD. Thu gom và xử lý nước thải cho thị xã Long Mỹ là 8 triệu USD, bao gồm cải tạo và mở rộng mạng lưới thoát nước, cơ sở hạ tầng thoát nước mưa và nước thải (trạm bơm, cống thu gom, đường ống), xây mới một nhà máy xử lý nước thải với công suất 5.000m3/ngày.

Theo thành viên đoàn công tác WB, ông Lê Duy Hưng, đồng chủ nhiệm dự án, chuyên gia cao cấp về cơ sở hạ tầng thì đối với tỉnh quy hoạch cấp nước tầm nhìn đầu tư là rất quan trọng. Vì vậy, tỉnh nên xây dựng từng giai đoạn để nâng hiệu quả đầu tư, kể cả quy hoạch đất. Còn cấp nước đô thị ven đô cần có sự so sánh, tổng mức đầu tư làm sao hài hòa để hai bên cùng có lợi. Qua khảo sát thực tế, thấy nhu cầu sử dụng nước ở khu vực nông thôn của tỉnh còn rất cao, do đó tỉnh nên quan tâm đầu tư cho khu vực này nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ hộ dân nông thôn có nước máy sử dụng còn thấp. Ông Nguyễn Văn Lòng, Giám đốc Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh, cho biết: Trong thời gian qua, từ nhiều nguồn vốn, trung tâm đã đầu tư hệ thống cấp nước phục vụ cho nông thôn. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn về kinh phí nên đến nay tỷ lệ hộ dân nông thôn có sử dụng nước do trung tâm cung cấp còn thấp. Để từng bước đạt được các mục tiêu của chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trong đó có chỉ tiêu nước sạch và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 1532/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Hậu Giang, phấn đấu đến năm 2025 có trên 70% dân nông thôn được sử dụng nước sạch và 75% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang đề nghị tỉnh và WB hỗ trợ cho trung tâm có nguồn đầu tư xây dựng các công trình gắn với xây dựng nông thôn mới để từng bước đấu nối, thay thế các trạm cấp nước mini đã xuống cấp, lạc hậu nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực trong việc đầu tư phát triển hệ thống cung cấp nước sạch ở đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên vấn đề nước sạch ở tỉnh vẫn chưa thể phủ kín hết. Do nhu cầu phục vụ người dân, cho nên tỉnh xem xét các hạng mục cần vay vốn để đầu tư phù hợp.

Về việc chuẩn bị dự án an toàn nước tích hợp vùng ĐBSCL, trong đó nhu cầu về nước của tỉnh phục vụ cho đô thị, nông thôn và công nghiệp từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh khoảng 20.000m3/ngày đêm vào năm 2025 và 40.000m3/ngày đêm vào năm 2030. Về hợp phần cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước vùng tỉnh thì chủ trương giao Công ty Cổ phần Cấp  thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư của các hợp phần này.

 

Bài, ảnh: T.XOÀN

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读