【kênh bóng đá trực tuyến】Thận trọng với các giao dịch vay mượn tiền

[Cúp C1] 时间:2025-01-26 01:01:05 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:166次

Thời gian qua,ậntrọngvớiccgiaodịchvaymượntiềkênh bóng đá trực tuyến nhiều trường hợp người dân phản ánh đến các cơ quan chức năng về việc người vay tiền, chủ hụi bỏ trốn... khiến chủ nợ, hụi viên điêu đứng. Và thực tế, việc xử lý đối với những trường hợp này không đơn giản vì nhiều yếu tố.

Một vụ vỡ hụi gây xôn xao dư luận trên địa bàn tỉnh.

Cuối tháng 11-2018, những người cho bà Lê Thị H. (xã Long Phú, thị xã Long Mỹ) vay tiền đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng trình báo: Trong hơn 1 năm qua, họ đã cho bà H. vay hàng tỉ đồng, người ít thì cho vay 30 triệu đồng, người nhiều thì gần 1 tỉ đồng. Việc vay tiền được thực hiện bằng giấy viết tay. Sau khi vay thời gian đầu, bà H. trả lãi đúng hẹn, nhưng sau đó cứ hẹn lần mà không có bất kỳ động tĩnh gì về số tiền đã mượn.

Bà Nguyễn Thị Thúy Dung, một trong những người cho bà H. vay tiền, cho biết: Tháng 6-2018, nghe lời ngon ngọt của bà H., bà Dung cho bà H. vay nhiều lần, tổng số tiền 900 triệu đồng bằng giấy nhận nợ viết tay.

Đến đầu tháng 9-2018, bà Dung đến nhà bà H. đòi nợ thì không gặp, điện thoại của bà H. luôn tắt máy. “Ngoài tôi, còn khoảng 9 người khác cũng cho bà H. vay tổng số tiền hơn 5 tỉ đồng. Khi chúng tôi trình báo sự việc với cơ quan công an thì được biết cần thời gian điều tra để xác định có hay không hành vi phạm tội”, bà Dung cho biết.

Hay như tháng 4-2019, Tòa án nhân dân tỉnh vừa tuyên phạt 13 năm tù đối với Nguyễn Thúy Kiều (ở thị xã Ngã Bảy) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, vào cuối năm 2016, nhiều hụi viên tại thị xã Ngã Bảy đứng ngồi không yên khi bà Kiều là chủ nhiều dây hụi bỗng dưng… biến mất cùng số tiền 2,7 tỉ đồng. Các hụi viên cho biết, khoảng 3-4 năm trước, bà Kiều bắt đầu làm chủ hụi. Thời gian đầu, bà Kiều cho mọi người hốt hụi rất đúng hẹn nên tạo được lòng tin, thu hút nhiều hụi viên tham gia. Tuy nhiên, từ giữa tháng 9-2016, bà Kiều bất ngờ tắt điện thoại bỏ trốn và sau đó bị bắt.

  • chỉ là một trong số ít vụ việc cho vay hay góp hụi mà chủ hụi, con nợ sau một thời gian bỏ trốn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Phạm Hoàng Lâm, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, đối với các hành vi trên, pháp luật đã có chế tài khá nghiêm khắc. Cụ thể, đối với việc chơi hụi, nếu chủ hụi có hành vi dùng thủ đoạn gian dối (lập danh sách người chơi hụi khống, làm cho người khác tin và đóng hụi...) nhằm chiếm đoạt số tiền hụi từ 2 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự năm 2015. Nếu chủ hụi có hành vi cố tình không trả lãi hụi, không trả tiền hụi mà các thành viên đã đóng, sử dụng tiền hụi do các thành viên đóng một cách bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng chi trả, bỏ trốn... nhằm chiếm đoạt số tiền từ 4 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với hành vi cố ý dùng thủ đoạn gian dối, bộc lộ ý định chiếm đoạt tài sản của người khác thông qua việc vay mượn rồi bỏ trốn... để chiếm đoạt tài sản thì đây là trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự...

Thượng tá Trần Văn Liệu, Trưởng Công an huyện Châu Thành, cho biết, thời gian qua, trên địa bàn huyện cũng xảy ra một số vụ vỡ hụi. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, Công an huyện đã tổ chức xác minh, tập hợp hồ sơ điều tra vụ việc. Sau thời gian điều tra, nếu có đủ căn cứ chứng minh chủ hụi cố tình lừa đảo tiền của các hụi viên rồi bỏ trốn thì sẽ xử lý hình sự. Còn nếu không có dấu hiệu hình sự thì cơ quan công an sẽ hướng dẫn người dân khởi kiện vụ việc ra tòa để giải quyết dân sự.

Tuy nhiên, cũng theo các cơ quan chức năng, không phải trường hợp nào cũng có thể xử lý hình sự. Đơn cử như nhiều người thiếu nợ lấy lý do làm ăn thua lỗ để trì hoãn việc trả nợ. Trường hợp này khó xác định là vi phạm giao kết dân sự hay có dấu hiệu hình sự. Với những vụ việc này, khi nạn nhân có đơn yêu cầu, cơ quan công an mới kiểm tra chứng cứ, nếu không có yếu tố phạm tội thì nạn nhân phải khởi kiện ra tòa dân sự để đòi lại tài sản.

“Có một số vụ nạn nhân dù khởi kiện và thắng kiện nhưng khi thi hành án thì không có điều kiện thi hành, hoặc thi hành được số tiền rất ít vì chủ nợ đã tẩu tán hết tài sản. Do đó, tôi cho rằng người dân nên cẩn trọng khi giao dịch tài sản để tránh thiệt hại cho mình”, ông Phạm Hoàng Lâm khuyến cáo.

Đối với việc chơi hụi, ông Lâm cho rằng, bản chất của việc chơi hụi là tích cực, tạo điều kiện để các hụi viên có được một số tiền lớn từ những người cùng tham gia để tiêu dùng hoặc phát triển kinh tế. Hình thức góp, trả cũng đơn giản, thuận tiện cho người tham gia. Tuy nhiên, để tránh thiệt hại tài sản, người dân chỉ nên chơi hụi khi thấy rõ sự an toàn như: Chủ hụi có độ tin cậy cao, các thành viên biết rõ về nhau, không có lãi suất hoặc lãi suất thấp. Ngoài ra, việc chơi hụi nhất thiết phải có sổ sách rõ ràng, chứng từ đầy đủ, chính xác và chi tiết về diễn biến của dây hụi... để hạn chế rủi ro.

Bài, ảnh: Đ.B

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接