Trình Quốc hội xem xét bổ sung thông tin "nơi sinh" vào hộ chiếu mới Bộ trưởng Tô Lâm: Bổ sung “nơi sinh” vào hộ chiếu cần thực hiện trước 1/1/2023 Quốc hội thông qua Nghị quyết kỳ họp,ổsungquotnơisinhquotvàohộchiếumớiSẽkhôngphátsinhthủtụcchiphí7m vn live đồng ý bổ sung thông tin “nơi sinh” vào hộ chiếu mới |
Chiều tối ngày 15/11, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Họp báo Công bố kết quả Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV |
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, sau 21 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra với kết quả: Thông qua 06 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý 01 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 08 dự án luật khác.
Đồng thời, giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về nhân sự, kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; xem xét các báo cáo về kiến nghị của cử tri, công tác tư pháp, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, thi hành án, phòng, chống tham nhũng và giải quyết các kiến nghị của cử tri cùng một số nội dung quan trọng khác.
Thành công của kỳ họp có sự đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, truyền thông từ Trung ương đến địa phương, trực tiếp là các nhà báo, phóng viên tham gia đưa tin về Kỳ họp. Qua công tác tổng hợp thông tin báo chí tại Kỳ họp cho thấy, đa số các cơ quan thông tấn, báo chí đã rất quan tâm, tăng thời lượng tin, bài, phát sóng trong thời gian diễn ra kỳ họp; xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề phản ánh đậm nét, sinh động và hiệu quả về chương trình nghị sự của Quốc hội tại kỳ họp tới cử tri cả nước và ngược lại đưa ý kiến cử tri tới nghị trường…
Tại họp báo, đại diện các Ủy ban của Quốc hội đã trả lời làm rõ một số câu hỏi của phóng viên liên quan đến một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến, chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 như: Tự chủ bệnh viện, việc thí điểm đấu giá biển số xe ô-tô, việc bổ sung thông tin “nơi sinh” vào trang nhân thân của hộ chiếu, biến động giá xăng dầu thời gian qua, giám sát chuyên đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, việc thí điểm đấu giá ô tô và thêm “nơi sinh” vào hộ chiếu được cử tri nhân dân quan tâm, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Theo Nghị quyết, biển số xe ô tô đưa ra đấu giá là biển số xe ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen, được đăng công khai trong 30 ngày. Trước đây, việc đăng ký biển số được tiến hành theo hộ khẩu hoặc theo nơi đặt trụ sở cơ quan. Với Nghị quyết thí điểm, người dân có thể đấu giá tất cả biển số không phụ thuộc nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đặt trụ sở cơ quan.
Ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại buổi họp báo |
Bộ Công an khẳng định với công nghệ hiện nay hoàn toàn có thể đấu giá bất kỳ đâu theo sở thích. Trong quá trình thí điểm sẽ phải kỹ lưỡng, tránh phát sinh vấn đề phức tạp.
Liên quan việc bổ sung “nơi sinh” vào hộ chiếu mới, theo ông Trịnh Xuân An, đây là quyết sách rất kịp thời. Về vấn đề chi phí, theo tờ trình của Chính phủ, việc bổ sung vào trang “nhân thân” của hộ chiếu không phát sinh thủ tục, chi phí. Bộ Công an cho biết, thủ tục tiến hành rất nhanh, trong vòng có 2 ngày.
Về vấn đề bổ sung “nơi sinh” đối với các hộ chiếu đã được in, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho hay, sẽ ghi nhận và có ý kiến khi giám sát về vấn đề này.
Trả lời thêm về vấn đề trên, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chia sẻ, đây là vấn đề kỹ thuật và Bộ Công an sẽ phương án giải quyết ổn thỏa, đảm bảo thuận lợi cho người dân.
Liên quan đến vấn đề về xăng dầu, theo bà Phạm Thị Hồng Yến- Ủy viên thường trực- Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho biết, tác động thay đổi đến giá xăng dầu, nguyên nhân do sự biến động khó lường giá dầu của thế giới.
"Trong khi đó, Việt Nam là nước cũng phải sử dụng nhiều năng lượng dành cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, do vậy biến động của giá giá xăng có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”- bà Phạm Thị Hồng Yến lý giải và nêu đối với vấn đề liên quan xăng dầu cũng được các vị đại biểu quốc hội và cử tri đặc biệt quan tâm, trao đổi thảo luận, chất vấn tại kỳ họp thứ 4 này.
Đối với những nội dung liên quan đến xăng dầu, tại Nghị quyết của kỳ họp và Nghị quyết của Quốc hội cũng được thông qua vấn đề phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Theo đó, Quốc hội cũng đã quyết định một loạt các chỉ tiêu, giải pháp, trong đó có yêu cầu Chính phủ trong công tác điều hành kinh tế phải tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng.
Với biến động khó lường về giá xăng dầu tạo ra sức ép mạnh với lạm phát và áp lực của lạm phát với nền kinh tế, vi vậy chúng ta phải tao ra mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tế. “Vì vậy giá xăng dầu phải được bình ổn, đảm bảo đời sống cũng đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các các thành phần kinh tế, đây được coi là mục tiêu quan trọng”- bà Yến nói.
Bà Yến khẳng định, trong thời gian tới các cơ quan của Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát việc tổ chức thực hiện điều hành của Chính phủ liên quan đến vấn đề xăng dầu.