PV:Thưa ông,ácdoanhnghiệpsẽtiếtkiệmđượctrêntỷđồngnăbóng đá vô địch quốc gia pháp các DN Đức đánh giá như thế nào về thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế, hải quan tại Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực ASEAN?
Ông Oliver Massmann: Báo cáo của World Bank về môi trường thuế DN Việt Nam năm 2013 cho thấy: thời gian bình quân cho một DN FDI nhỏ lẻ tiêu tốn để thực thi các quy tắc về luật thuế thu nhập của Việt Nam là 827 giờ, cao hơn gấp 4 lần so với thời gian bình quân tại các nước khác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Ở Malaysia, các DN phải điền thông tin vào 4 mẫu đơn để hoàn tất quy trình nhập khẩu, Việt Nam đòi hỏi phải điền vào 8 mẫu đơn.
Nhìn chung, quy trình xuất khẩu tại Việt Nam cần 4 ngày, trong khi thời gian bình quân trong khu vực chỉ cần 2 ngày và quy trình nhập khẩu cần 4 ngày, trong khi bình quân khu vực chỉ là 3 ngày. Với lượng thời gian tiêu tốn đó, các DN ở Việt Nam cần lượng thời gian dài nhất trong 12 nước châu Á, để quyết toán thuế trong 1 năm.
PV:Với Thông tư 119 mới được Bộ Tài chính ban hành, thời gian nộp thuế đã giảm được 201,5 giờ/năm, ngành hải quan phấn đấu đến cuối năm 2014 sẽ giảm được 50% thời gian thông quan hàng hóa. Ông đánh giá như thế nào về những tác động của việc cải cách thủ tục hành chính này tới các DN nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là các DN Đức?
Ông Oliver Massmann: Với việc ban hành Nghị Quyết số 19 của Chính phủ cũng như Thông tư số 119 của Bộ Tài chính, chúng tôi tin rằng, những phát triển về mặt pháp lý này sẽ góp phần nào đó xóa bỏ đi những khó khăn của DN, đồng thời mang lại tác động tích cực để thúc đẩy tính cạnh tranh trong kinh doanh.
Những chính sách, thủ tục thuế, hải quan được cải thiện chắc chắn sẽ thúc đẩy môi trường đầu tư tại Việt Nam một cách nhanh chóng.
Thời gian tiêu tốn trong việc quyết toán thuế được giảm xuống còn 201,5 giờ/1 năm, ngành hải quan phấn đấu để giảm được 50% tổng thời gian tiêu tốn trong việc thông quan hàng hóa sẽ là những con số ấn tượng nếu việc cải cách được thi hành Ông Oliver Massmann - Thành viên Ban lãnh đạo Hiệp hội các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam |
Những thay đổi này sẽ mang lại lợi ích cho các DN nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là các DN Đức.
Chúng tôi đã thấy nhiều tiến triển trong việc cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên, công cuộc này vẫn còn là một chặng đường dài phía trước, để Việt Nam có thể sánh với các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia hay Thái Lan.
Như hiện nay, các DN tại Việt Nam phải kê khai và nộp thuế 32 lần một năm và các thủ tục cần trung bình 872 giờ để hoàn thành hoặc 100 ngày làm việc, việc cắt giảm thời gian sẽ tiết kiệm được cho các DN rất nhiều thời gian và chi phí.
Theo một cuộc khảo sát trên 400 DN, việc cải cách thuế, theo Thông tư 119, sẽ giúp các DN tiết kiệm khoảng 3.000 tỷ đồng/năm (143.000.000 USD) bằng việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và cắt giảm các rào cản thuế.
PV:Vậy, ông có những đề xuất, kiến nghị gì để chương trình cải cách này thực sự hiệu quả, tạo thuận lợi hơn cho các DN nước ngoài làm ăn tại Việt Nam?
Ông Oliver Massmann: Chính phủ Việt Nam giải quyết các khó khăn và vướng mắc liên quan đến các cơ chế, chính sách về thuế và hải quan bằng cách xóa bỏ những thủ tục hành chính cứng nhắc không cần thiết gây phiền hà cho các DN; các nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý thuế nơi được coi là không đáng kể từ DN nên được miễn trừ.
Hơn nữa, Chính phủ cần gia tăng tiến độ cải cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan và cố gắng cắt giảm thời gian thực hiện để hoàn thành các thủ tục thuế đến khoảng 171 giờ, tương tự với 6 nước ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei).
Bên cạnh đó, cơ quan hải quan cần hiện đại hóa thủ tục xuất - nhập khẩu cho phù hợp với tiêu chuẩn khu vực; đẩy mạnh áp dụng cho các công nghệ IT cao để tạo điều kiện cho các thủ tục xuất-nhập khẩu; và quan trọng hơn là làm giảm thời gian tiếp xúc giữa các DN và các công chức hải quan.
Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ việc cải cách thủ tục hải quan thông qua việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do và hiệp định đa phương đã ký kết với các nước thành viên WTO.
PV:Xin cám ơn ông!
Vũ Luyện