【cúp nations league】Vắc xin Covax về Việt Nam có thể bị lùi
TheắcxinCovaxvềViệtNamcóthểbịlùcúp nations leagueo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), dự kiến cuối tháng 3, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của Covax Facility sẽ về đến Việt Nam, gồm 1,37 triệu liều vắc xin của AstraZeneca. Sau đó, 2,8 triệu liều vắc xin tiếp theo dự kiến về đến Việt Nam vào cuối tháng 4.
Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 23/3, do nguồn cung vắc xin trên toàn cầu còn khó khăn, việc xuất khẩu tại các nước sản xuất bị hạn chế nên các lô vắc xin trên có thể bị lùi lại thời gian cung ứng.
Số lượng vắc xin còn lại trong cam kết hỗ trợ của Covax Facility dự kiến cung ứng từ quý 3 năm 2021, có thể phải lùi lại tới năm 2022. Bộ Y tế đang tích cực, khẩn trương làm việc với Covax Facility để đẩy nhanh tiến độ cung ứng cho Việt Nam.
Với lô vắc xin của AstraZeneca thông qua Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cung ứng, dự kiến, 29,87 triệu liều vắc xin còn lại sẽ về đến Việt Nam trong quý 2 và 3 của năm 2021. Tuy nhiên, thời gian chính xác có thể lùi lại do khó khăn về cung ứng vắc xin trên thế giới.
Trước đó, VNVC đã đầu tư rủi ro, ký hợp đồng mua 30 triệu liều vắc xin của AstraZeneca với số tiền đặt cọc lên tới trên 600 tỷ đồng ngay từ khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Hiện VNVC đã đồng ý bán cho Bộ Y tế theo hình thức phi lợi nhuận. Cuối tháng 2, lô đầu tiên với 117.600 liều vắc xin của hãng AstraZeneca do SK Bio - Hàn Quốc sản xuất về đến Việt Nam, được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3 đến nay.
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải |
Nguồn cung vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới hiện rất khan hiếm. Số nhà sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới không nhiều, công suất sản xuất còn hạn chế.
Hơn nữa, một số nước tiên tiến như Mỹ, Anh, các nước châu Âu đã chủ động hỗ trợ nghiên cứu và đặt hàng vắc xin ngay từ giai đoạn nghiên cứu phát triển với số lượng lớn.
Hơn 30 quốc gia đặt mua từ khi chưa có vắc xin với số lượng nhiều hơn dân số của nước đó. Thậm chí, có nước đặt hàng số liều vắc xin cao gấp 4 lần dân số. Điều này khiến nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất khó khăn trong tiếp cận với nguồn vắc xin.
Với sự nỗ lực của Bộ Y tế, Việt Nam đã tiếp cận với một số nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid-19 khác nhau.
Ngoài hỗ trợ của Covax Facility (Cơ chế do Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức như UNICEF, GAVI, CEPI thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19) và số vắc xin cung ứng thông qua VNVC, Bộ Y tế cũng khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan để tiếp cận nhiều nguồn khác, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vắc xin phòng Covid-19 ở Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đang đàm phán với phía Nga để mua vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, hiện chưa có thông báo của nhà sản xuất về kế hoạch và thời gian cung ứng vắc xin Sputnik V cho Việt Nam.
Bộ Y tế cũng đang đàm phán để mua vắc xin của hãng Pfizer. Theo thông báo từ hãng này cuối tuần qua, hãng có thể cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo trong thời gian gần nhất.
Tuy nhiên, vắc xin này có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, từ -30 độ C đến 60 độ C, trong khi hệ thống dây chuyền lạnh của Tiêm chủng mở rộng Việt Nam chỉ có thể đáp ứng việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc, đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vắc xin phòng Covid-19.
Ngoài nguồn nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty Nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3.
Vắc xin do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.
Nguyễn Liên
Nhóm người có nguy cơ tái nhiễm Covid-19
Những người trên 65 tuổi có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 cao hơn so với các nhóm tuổi khác.
下一篇:Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
相关文章:
- Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- Niềm vui nhân đôi của nữ sinh Nghệ An là thủ khoa khối C toàn quốc
- Không tỉnh táo, sinh viên dễ sập bẫy giới thiệu việc làm thêm qua mạng
- Khắc phục cây xanh bị chết tại khu quy hoạch Vịnh Mộc
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Cửa Thượng Tứ hay cầu Thượng Tứ
- 8 tháng, Việt Nam xuất siêu hơn 6 tỷ USD nông lâm thủy sản
- Đồng tình cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe
- Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào
- Đừng thờ ơ với tính mạng của mình
相关推荐:
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Hai anh em sinh đôi ở Khánh Hòa là thủ khoa, á khoa khối C toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT
- UOB: Việt Nam sẽ trở thành thị trường trọng điểm tại châu Á
- Thủ khoa khối A thi tốt nghiệp THPT 2021 là thí sinh của Hải Phòng
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Vào cuộc tích cực, không ngại va chạm
- Dễ bị lợi dụng, lừa đảo
- Để vào thị trường Úc, quả nhãn tươi Việt cần đáp ứng điều kiện gì?
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Cho thuê ô tô tự lái: Lợi nhuận có nhưng lắm rủi ro
- Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- Nhật Bản cảnh báo người tiêu dùng về bão hàng giả các thương hiệu nổi tiếng
- Đề xuất phạt người bắt ốc trong vườn quốc gia Côn Đảo hơn 137 triệu đồng
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- FAO: Giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Apple loại bỏ một biểu tượng gắn với Steve Jobs trên MacBook mới
- Đã sửa xong cáp quang biển APG, 100% lưu lượng được khôi phục