【xem kèo cá cược】Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Cô và trò Trường mầm non Thủy Xuân (TP. Huế) 

Như thường lệ, một ngày làm việc của cô Nguyễn Thị Hòa Hợp bắt đầu từ rất sớm. Chuẩn bị mọi thứ, khoảng 6 giờ sáng, chở 2 con ra khỏi nhà, đứa lớn thì học ở trường tiểu học, đứa nhỏ theo mẹ đến Trường mầm non Thủy Xuân (TP. Huế) trước 7 giờ để kịp đón các cháu.

Đầu buổi sáng, các cô tất bật với mọi công việc, từ dọn dẹp vệ sinh phòng học đến sắp xếp bữa ăn sáng cho một số cháu vì phụ huynh phải đi làm sớm. Việc các cô đón cháu rất vất vả, có những cháu còn lạ cô, lạ lớp nên quấy khóc, không hợp tác. Không ít lần các cô đã gặp những tình huống “dở khóc, dở cười”. Cô Hòa Hợp chia sẻ: “Không ít cháu dù đã đi học nhiều ngày, đầu buổi khi bố, mẹ dẫn đến vẫn cứ khóc nhè. Mỗi lần như thế, các cô phải bồng bế rồi dỗ dành đủ cách mới chịu vào lớp”.

Khác với đối tượng học sinh tiểu học và trung học, trẻ mầm non không chỉ được các cô dạy các bài học theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn được chăm sóc chu đáo từng miếng ăn, giấc ngủ. Mỗi khi trẻ nhác chơi, cảm sốt, quấy khóc hay gặp những sự cố… các cô vất vả hơn nhiều, rồi phải bình tĩnh để xử lý mọi tình huống. 

Đâu đó vẫn có những trường hợp cô giáo mầm non bạo hành với trẻ, dư luận lên án. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít, “con sâu làm rầu nồi canh”. Đại đa số các cô đến với nghề bằng tất cả tấm lòng yêu trẻ. “Làm nghề giáo trước hết cần có cái tâm sáng trong, đặc biệt là lòng yêu thương con trẻ. Với các cô giáo mầm non, lòng yêu thương còn gắn liền với đức hy sinh và tính kiên nhẫn”, cô Lê Thị Thỏa, giáo viên Trường mầm non Phong Mỹ 2 (Phong Điền) tâm sự. Có lẽ, đó cũng là lời tâm tình chung của các cô nuôi dạy trẻ.

Lứa tuổi các bé mầm non rất hiếu động, thích chạy nhảy, chơi đùa… Khi lỡ có sự cố xảy ra, đa phần phụ huynh thấu hiểu và thông cảm, nhưng cũng có những ông bố bà mẹ vì xót con mà tỏ ra bức xúc, dùng lời lẽ, hành động nặng nề làm tổn thương cô giáo. Một cô giáo tâm sự rằng, có lần cô bị phụ huynh nhắn tin trách móc vì chiều hôm đó cô chưa kịp thay áo cho trẻ khi trẻ vận động nên ra nhiều mồ hôi…

Đứng ở ngoài nhìn vào cứ ngỡ dạy mầm non chủ yếu cùng vui chơi với cháu; có học chữ đâu mà lo. Thực tình, chứng kiến công việc hằng ngày của các cô, ta mới đồng cảm với bao nỗi nhọc nhằn. Giáo án, hồ sơ sổ sách ghi chép, chấm phiếu ăn hằng ngày, làm đồ dùng dạy học, trang trí phòng… Ngày trên lớp, tối về phải tranh thủ một loạt công việc. Cô giáo Nguyễn Thắm, Trường mầm non Thủy Xuân (TP. Huế) chia sẻ: “Do đặc thù công việc nên đều đặn 6 giờ sáng chúng tôi ra khỏi nhà, 6 giờ chiều mới về đến. Có nhiều lúc, bố mẹ bận việc, gọi điện thoại nhờ cô trông giúp, mặc dù chỉ còn một cháu. Khi nào cháu cuối cùng rời lớp, cô mới về nhà”.

Ở những cấp học khác, lúc trưởng thành, học sinh thường quay về thăm lại mái trường xưa để tri ân thầy cô, hội ngộ bạn bè. Ở cấp học mầm non, việc trở lại trường của các em hầu như không có. Cô Nguyễn Khoa Minh Giao, Trường mầm non Phong Hòa (Phong Điền) có thâm niên hơn 30 năm đứng lớp tâm sự: “Ngày nay, học sinh các cấp cứ mỗi dịp hè là lớp này lớp nọ tổ chức kỷ niệm ngày ra trường. Mấy chục năm đi dạy, tôi chưa thấy một khóa học mầm non nào quay về để kỷ niệm ngày ra trường, hội khóa, họp lớp, tri ân thầy cô”. Lời tâm sự chứa đựng cả nỗi niềm.

World Cup
上一篇:Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
下一篇:Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ