当前位置:首页 > La liga

【giai vo dich quoc gia phan lan】Cuộc chơi chứng khoán của các ngân hàng

Cuộc chơi chứng khoán của các ngân hàng
Công ty chứng khoán quy mô lớn ghi nhận tăng trưởng dư nợ vay ký quỹ mạnh hơn so với các công ty cùng ngành. Ảnh tư liệu

Ngân hàng tăng hiện diện trong lĩnh vực chứng khoán

Giữa năm nay, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại Chứng khoán RHB Việt Nam, giữa Public Bank Vietnam và Ngân hàng Đầu tư RHB (Malaysia). Chưa tới hai tháng sau, Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán Ngân hàng Public Việt Nam (PBSV) - pháp nhân đổi tên từ Chứng khoán RHB Việt Nam - đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ gấp hơn 7 lần từ 135 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Cú tăng vốn thần tốc đưa PBSV, từ một công ty chứng khoán cỡ nhỏ nhiều năm thua lỗ, đứng trong nhóm thành viên quy mô tầm trung trên thị trường. Thương vụ này cũng nối dài danh sách những thương vụ thâu tóm công ty chứng khoán có "bóng dáng" của các nhà băng trong những năm gần đây.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN QUY MÔ LỚN KINH DOANH VƯỢT TRỘI

Theo VIS Rating, lợi nhuận cho vay ký quỹ và đầu tư vào công cụ có thu nhập cố định đã giúp các công ty chứng khoán quy mô lớn tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành. ROAA của CTCK quy mô lớn tăng lên 5,4% trong 9 tháng đầu năm nay, từ mức 4,3% năm trước, cao hơn trung bình ngành.

Về cho vay ký quỹ, CTCK quy mô lớn ghi nhận tăng trưởng dư nợ vay ký quỹ mạnh mẽ kèm lãi suất cho vay cao hơn so với các công ty cùng ngành, nhờ quy mô vốn lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp. Bên cạnh đó, các công ty này thường có danh mục đầu tư công cụ có thu nhập cố định lớn nhất trong ngành, và hưởng lợi từ điều kiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp cải thiện với sự gia tăng lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu và phí dịch vụ lưu ký.

Những năm gần đây, việc sở hữu công ty chứng khoán trở thành một trong bước nước đi chiến lược của nhiều nhà băng. Với "công thức" quen thuộc, thâu tóm các công ty chứng khoán cỡ nhỏ, hoạt động cầm chừng, đồng thời tăng vốn quy mô hàng nghìn tỷ đồng, một loạt cái tên mới xuất hiện trở thành thế lực trên thị trường.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) từng là cổ đông lớn nhất của Chứng khoán VPS, nhưng đã thoái vốn từ năm 2016 do thay đổi định hướng kinh doanh. Năm 2022, nhà băng này thâu tóm Chứng khoán ASC, đổi tên thành VPBank Securities và rót hàng nghìn tỷ đồng tăng vốn.

Công ty Chứng khoán Kafi, từ một doanh nghiệp không mấy được chú ý với tên Globalmind Capital, cũng trở thành hiện tượng khi có nhóm cổ đông mới xuất hiện.

Cuộc đua tăng vốn trong thời gian gần đây cũng chiếm áp đảo là những công ty chứng khoán có ngân hàng "đứng sau".

Trung tuần tháng 11, Công ty chứng khoán Kỹ thương (TCBS) thông báo hoàn tất đợt phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ lên gấp gần 9 lần, lên hơn 19.600 tỷ đồng.

ACBS, công ty chứng khoán do Ngân hàng Á Châu (ACB) sở hữu 100% vốn, cũng đề xuất kế hoạch tăng vốn tham vọng lên 10.000 tỷ đồng, đứng trong nhóm dẫn đầu thị trường. Doanh nghiệp này là một trong các công ty chứng khoán tích cực gia tăng năng lực tài chính trong khoảng hai năm gần đây. ACBS tăng vốn từ 3.000 tỷ dồng lên 4.000 tỷ đồng vào quý cuối năm 2023, rồi tiếp tục tăng lên 7.000 tỷ đồng trong quý I năm nay.

Một trường hợp khác là Công ty Chứng khoán LPBank (LPBS), với cổ đông lớn là Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank). Trong đợt phát hành đầu tháng 4, 15 cổ đông cá nhân của LPBS đã mua hơn 360 triệu cổ phiếu, nâng quy mô vốn của công ty chứng khoán này lên gần 3.900 tỷ đồng.

Trợ lực từ công ty chứng khoán

Làn sóng thâu tóm các công ty chứng khoán của ngân hàng, theo giới phân tích, giúp bổ sung mảnh ghép quan trọng cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là gia tăng các nguồn thu ngoài lãi. Các công ty chứng khoán thuộc hệ sinh thái các nhà băng có thể tận dụng mạng lưới khách hàng khổng lồ để bán chéo dịch vụ, giới thiệu các sản phẩm đầu tư và cho vay đầu tư chứng khoán.

Trong báo cáo mới đây về VPBank, Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng để tăng trưởng số dư CASA, VPB đã đẩy mạnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn và khách hàng thu nhập cao (Affluent Banking) thông qua đóng gói sản phẩm theo nhu cầu của những phân khúc này, đặc biệt từ hệ sinh thái chứng khoán. "VPB đang bắt đầu đẩy mạnh tối đa hóa hệ sinh thái của mình với Công ty chứng khoán VPBankS", báo cáo của PHS gửi nhà đầu tư cuối tháng 11 viết.

Ngân hàng này giới thiệu tính năng cho phép khách hàng tận dụng tối đa số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán để tạo ra lợi nhuận bằng cách hỗ trợ liên kết chi hộ tự động từ tài khoản thanh toán VPBank sang tài khoản mở tại VPBankS. Tính năng này tương tự tính năng xuất hiện tại TCBS, một công ty chứng khoán khác được "hậu thuẫn" bởi ngân hàng.

Ngoài câu chuyện khách hàng, việc mở rộng dư địa cho vay cũng là động lực để các nhà băng mở rộng hệ sinh thái. Ngân hàng hiện có nhiều hạn chế khi cho vay đầu tư chứng khoán. Các nhà băng không được cho vay để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp. Trong khi đó, công ty chứng khoán lại có hạn mức cho vay cao hơn, với dư nợ cho vay ký quỹ không vượt quá hai lần vốn chủ sở hữu.

Thực tế, các công ty chứng khoán này cũng có danh mục đầu tư công cụ có thu nhập cố định thuộc nhóm đầu. Theo Công ty Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS RATING), những công ty chứng khoán này, như TCBS, VPBankS, hưởng lợi từ điều kiện thị trường trái phiếu doanh nghiệp cải thiện với sự gia tăng lợi nhuận từ đầu tư trái phiếu và phí dịch vụ lưu ký./.

分享到: