Bình Dương phấn đấu khởi công dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh trong quý III-2024. Dự án này có tổng chiều dài khoảng 206,Đitrướcmộtbướctrongđầutưpháttriểncơsởhạtầbang xep hang bong da dan mach82km, tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) khoảng 127.230 tỷ đồng. Hiện UBND tỉnh đã phê duyệt hồ sơ cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 2, công tác thực hiện hồ sơ phê duyệt thiết kế ranh giải phóng mặt bằng đạt 67%.
Bình Dương dự kiến bố trí hơn 33.000 tỷ đồng cho các dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4 và cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Bình Dương đã thống nhất với các địa phương trong vùng Đông Nam bộ xác định các hướng tuyến kết nối các tỉnh, thành phố giáp ranh trong vùng, hướng tuyến kết nối sân bay (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cảng biển (Cái Mép - Thị Vải); có phương án đầu tư phát triển ga Sóng Thần (TP. Dĩ An) thành trung tâm vận chuyển hàng hóa trọng điểm của vùng Đông Nam bộ, từ đó hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt từ Bình Dương sẽ kết nối với các tỉnh, thành từ Nam ra Bắc.
Với các chính sách đột phá “đi trước một bước” trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thời gian qua Bình Dương đãđạt được nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy, sự đầu tư phát triển hệ thống giao thông của tỉnh đã giúp hoạt động kết nối giữa các KCN thông suốt, đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hóa, tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, phục vụ tốt hơn cho việc đi lại, vận chuyển, giao thương, kết nối của người dân và doanh nghiệp.
Việc các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, các dự án giao thông trọng điểm huyết mạch liên vùng đang triển khai, sắp triển khai xây dựng tại tỉnh không chỉ tạo “lực hút” các dự án đầu tư nước ngoài mới, chất lượng cao, mà còn tạo sức bật để Bình Dương phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Đây cũng là quyết tâm của tỉnh trong việc đáp ứng hai mục tiêu lớn, là giải tỏa áp lực giao thông và tạo đà cho phát triển đô thị của tỉnh, tạo tiền đề quan trọng để Bình Dương phát triển ngày càng bền vững hơn.
TRIẾT NHÂN