Đêm giao thừa ngày 27,ũbỏraacutecnămcũđoacutennămmớiđầmấkết quả bóng đá cúp c1 đêm nay rạng sáng ngày 28-1-2017, sau những phút vui xuân náo nhiệt trên đường phố, thời khắc mọi người trở về quây quần bên gia đình cũng là lúc các công nhân vệ sinh môi trường cật lực làm việc để kịp trả lại những đường phố sạch đẹp cho ngày đầu năm mới. Trên đường Hoàng Văn Thái (thị xã Đồng Xoài), đẩy chiếc xe chở rác chất cao hơn đầu người cùng một cây chổi, một đồ hốt rác, chịBùi Thị My (1977)vẫn cặm cụi với công việc thường ngày. Tiếng chổi san sát xuống đường, chị gom những đống lá khô lại, từng mảnh rác trong bồn cây cũng được chị nhặt sạch. ChịMy cho biết: “Tôi đã theo nghề 12 năm, còn một cọng rác trên đường là chúng tôi thấy lòng còn áy náy. Đôi khi không phải giờ làm việc nhưng hễ thấy rác là tôi lại cúi xuống nhặt bỏ vào nơi quy định. Các con của tôi cũng đã quen với việc bỏ rác vào sọt chứ không vứt bừa bãi. Những ngày giáp tết, trung bình mỗi công nhân đảm nhận 10 xe rác/ đêm, mỗi xe rác nặng khoảng 2 đến 3 tạ”. Trong số những công nhân dọn vệ sinh,không ít người là nữ. Khi đường phố vắng vẻ, nhà nhà đóng cửa im lìm, say ngủ, những công nhân lạiđối diện với những mối nguy hiểm rình rập và phải tự chiến thắng bản thân mình khi cơn buồn ngủ chợt đến, để hoàn thành nhiệm vụ trước khi trời sáng. Gian nan đã rèn cho họ sự kiên cường, nên sau khi hoàn thành công việc trở về nhà, họ còn là trụ cột vững chắc cho gia đình. Trên đường Trần Văn Trà (thị xã Đồng Xoài), chỉ còn 1 tiếng nữa là đến thời khắc giao thừa, chị Lê Thị Trang (1977), một tay đẩy xe rác chất cao hơn đầu, một tay kéo theo xe rác phía sau. Mỗi xe rác đều nặng hơn 2 tạ. Chị Trang hối hả nói: “Không làm nhanh sẽ không kịp, hôm nay rác nhiều quá. Nếu làm chậm, những người chạy xe lấy rác phải chờ mình, ảnh hưởng đến người khác. Chúng tôi cố gắng xong sớm trước 5 giờ sáng mùng một tết, để mọi người được hưởng không khí trong lành, môi trường sạch sẽ trong năm mới”. 15 năm gắn bó với Xí nghiệp công trình công cộng, cũng ngần đấy năm, các con của chị Trang không biết đến giao thừa là gì, chúng cuộn tròn trong giấc ngủ chờ mẹ về.“Chỉ cần nhìn thấy các con khỏe mạnh, khôn lớn là bao nhiêu nhọc nhằn tan biến cả”, chị Trang tâm sự. Thu nhập từ công việc khá ít ỏi. Công nhân mới vào làm nếu cộng cả phụ cấp độc hại, làm đêm… cũng chỉ được hơn 2 triệu đồng/ tháng. Những người có thâm niên trong công việc 15 năm như chị Trang thu nhập khoảng 6,4 triệu đồng/ tháng (đây cũng là bậc lương cao nhất). Trong hoàn cảnh đó, gia đình ít người lao động như chị Trang phải làm mướn đủ việc vào ban ngày để trang trải cho cuộc sống. Đêm giao thừa, mọi công nhân phải có mặt 100%, bắt đầu làm việc từ 18 giờ cho đến 7 giờ ngày mồng 1 tết và đến sáng mồng 2 tết thì công việc trở lại như cũ”. 4 ngày tết, lương được tăng gấp ba lần, lãnh đạo UBND thị xã và xí nghiệp đến các tổ dọn vệ sinh chúc tết làm ấm lòng những công nhân làm đẹp đường phố. 22 giờ đêm 27-1-2017, chợ Đồng Xoài ngập rác và bốc mùi hôi sau mấy ngày hoạt động hết công suất phục vụ nhu cầu mua sắm tết. Phó chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài Giang Xuân Sơn cùng đại diện lãnh đạo thị xã đã đến động viên công nhân trực tiếp dọn dẹp chợ và lì xì năm mới. Ông Sơn cho biết: Với lượng rác khổng lồ ở chợ, có thể công nhân dọn đến 7 giờ sáng vẫn chưa xong. UBND thị xã đã chia thành nhiều đoàn chúc tết, động viên tinh thần những người trực tiếp lao động, thu gom rác, chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm để mang đến môi trường trong lành cho mọi người. Lặng thầm làm việc, những công nhân áo xanh đã mang lại vẻ mỹ quan cho đô thị. Có họ, chúng ta được du xuân trong không gian sạch đẹp, tươi vui.
Cuối năm, mỗi đêm chị My phải đảm nhận 10 xe rác |