Cân nhắc nguồn vốn dự phòng nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh Dự án đường Hồ Chí Minh qua 4 nhiệm kỳ,ốtríđủvốnvàtraocơchếđặcbiệtđểthôngtoàntuyếnđườngHồChílyon đấu với rennes cần “chốt” thời gian thông toàn tuyến Tuyến đường qua 5 khóa Quốc hội chưa thông tuyến
Đại biểu Quốc hội (ĐB) Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và địa phương có dự án đi qua trong việc thực hiện dự án đường Hồ Chí Minh, theo nghị quyết của Quốc hội.
Tuy nhiên, theo ĐB Trần Văn Tiến, một số dự án thành phần giải phóng mặt bằng rất chậm, đến nay vẫn còn một số dự án thành phần giải phóng mặt bằng chưa xong, việc cắm mốc lộ giới chậm 2 năm so với nghị quyết của Quốc hội, tiến độ hoàn thành dự án không đạt so với nghị quyết.
ĐB Trần Văn Tiến: Tuyến đường đã chậm 2 năm, không đạt tiến độ theo nghị quyết đề ra. Nhiều ĐB đồng tình với tờ trình của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đầu tư 4 dự án thành phần đã xác định được nguồn vốn và 1 dự án thành phần chuyển tiếp với quy mô 2 làn xe; tiếp tục đầu tư đường cao tốc theo quy hoạch đã có chủ trương giai đoạn sau năm 2035 căn cứ vào quy hoạch nguồn lực và nhu cầu giao thông đầu tư khoảng 634 km đường cao tốc.
Tuy nhiên, với kế hoạch này, một số ĐB băn khoăn về “tuyến đường mang tên Bác, qua 5 khóa Quốc hội chưa được thông tuyến, chưa rõ đến thời gian nào mới hoàn thành để thông tuyến từ Pác Bó đến Đất Mũi”.
Theo ĐB Lê Hoàng Anh (Gia Lai), dự án này đã chậm tiến độ nhiều năm so với nghị quyết của Quốc hội. Do đó, ĐB đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, thiệt hại của việc không hoàn thành thông tuyến vào năm 2020 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở các địa phương có tuyến đường đi qua.
ĐB Lê Hoàng Anh cũng chỉ ra một thực tế là chất lượng công trình nhiều đoạn, tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật quản lý, hành lang an toàn chưa tốt, để xảy ra tiêu cực theo những hạn chế, hiệu quả tổng hợp của công trình, gây lãng phí nguồn lực.
Do đó, một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của các chủ thể liên quan, rút kinh nghiệm cho các công trình đang triển khai đầu tư lớn.
Thẳng thắn nhìn vào những tồn tại, ĐB Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho biết, cử tri rất băn khoăn khi dự án cũ do Quốc hội quyết định chưa hoàn thành, nhưng ngay trong kỳ họp này Quốc hội đang xem xét quyết định đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia trong giai đoạn tới, liệu có lặp lại như dự án này hay không?
Đầu tư theo hình thức PPP giảm áp lực về vốn cho ngân sách
Đồng tình với nhiều ý kiến đã phát biểu, ĐB Lê Hoàng Anh (Gia Lai) đề nghị Chính phủ cần bố trí nguồn vốn khả thi để đảm bảo hoàn thành các dự án tiếp theo, thống nhất nối thông toàn tuyến trong năm 2025. Đồng thời, Chính phủ cần có giải pháp để nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như bảo đảm an toàn giao thông.
ĐB Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét đầu tư để thông toàn tuyến trong giai đoạn 2021-2025. ĐB nhấn mạnh: “Không để tuyến đường mang tên Bác kéo dài nhiều năm sang giai đoạn 2026-2030, có như thế, tuyến đường mới thực sự phát huy được hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội”.
Cũng có ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo hoàn thành việc quyết toán các dự án thành phần; cần làm rõ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư các dự án thành phần. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục xem xét, rà soát, sửa đổi các quy định về đầu tư PPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia theo hình thức đầu tư PPP để giảm áp lực về vốn cho ngân sách nhà nước.
Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), để đảm bảo tính khả thi, đề nghị Chính phủ cần giải trình rõ về nguồn lực bố trí đầu tư, thời hạn bố trí vốn để dự án này không lỡ nhịp lần nữa. Đồng thời có kế hoạch bố trí vốn đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp một số đoạn của đường Hồ Chí Minh đi chung với một số quốc lộ khác đã xuống cấp hoặc những đoạn đường đầu tư đã lâu nay bị hư hỏng nhằm phát huy tốt hơn, hiệu quả hơn trong thực thi nhiệm vụ là mở đường cho kinh tế phát triển.
ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và ngành Giao thông vận tải trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn chế vẫn phải chi cho nhiều dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ. ĐB dẫn chứng, để hoàn thành hơn 2.000 km đường bộ cao tốc, tổng vốn cần huy động khoảng 393.000 tỷ đồng, ngân sách nhà nước bố trí khoảng 239,5 tỷ đồng, còn lại cần huy động vốn ngoài ngân sách.
Để triển khai nhanh chóng, kịp thời các dự án cao tốc nói chung cũng như dự án đường Hồ Chí Minh nói riêng, có ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả và tranh thủ triệt để các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường cao tốc nói chung, dự án đường Hồ Chí Minh nói riêng, giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, cho phép Chính phủ phát hành trái phiếu cho địa phương áp dụng hình thức chỉ định thầu; cho phép UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương nơi có dự án đường bộ cao tốc đi qua được khoanh định khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...
Lo lắng các dự án trọng điểm thường kéo dài, không hoàn thành tiến độ là vấn đề nhiều ĐBQH đề cập. Có ý kiến đề nghị Chính phủ cần làm rõ nguyên nhân và những tồn tại, hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong triển khai thực hiện với một dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định, được báo cáo Quốc hội hằng năm.
Sau phần phát biểu của các ĐB, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã phát biểu tiếp thu và giải trình một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu.
Về nguyên nhân chậm tiến độ, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, giai đoạn 2000 đến năm 2010 tiến độ triển khai dự án rất tốt. Giai đoạn 2011-2015 bố trí nguồn lực rất lớn, nhưng thời điểm đó xảy ra khủng hoảng kinh tế năm 2008-2010, Chính phủ được sự thống nhất của Bộ Chính trị ban hành nghị quyết để dừng, giãn rất nhiều dự án nhằm kiểm soát lạm phát. Vì thế giai đoạn 2011-2015 hầu như các dự án lớn, trong đó có dự án đường Hồ Chí Minh phải dừng, giãn để kiềm chế lạm phát và trong 5 năm này, hầu như không thực hiện được.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, một trong những nguyên nhân chậm tiến độ là đường Hồ Chí Minh là con đường đi qua địa hình phức tạp, khu vực địa chất khó khăn, thời tiết phức tạp; do đó, trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn, một số địa phương giải phóng mặt bằng chậm.
Về nguyên nhân chủ quan, người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải cũng nhìn nhận trách nhiệm của bộ và một số bộ ngành liên quan trong công tác tham mưu cho Chính phủ tham mưu Quốc hội để rà soát, bố trí vốn…/.
顶: 55954踩: 9Mới hoàn thành hơn 86% kế hoạch tuyến đường
Đường Hồ Chí Minh là công trình giao thông quốc gia rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng. Cho đến nay, con đường đã hoàn thành 86,1% kế hoạch, vận hành cùng mạng lưới giao thông toàn quốc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là những vùng khó, những vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc đang sinh sống mà dự án đi qua. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 66/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII, đã quyết định lộ trình thông toàn tuyến đường này vào năm 2020, song đến nay vẫn còn 171 km chưa đầu tư, đồng nghĩa với việc chưa thực hiện xong Nghị quyết 66 của Quốc hội khóa XIII.
【lyon đấu với rennes】Bố trí đủ vốn và trao cơ chế đặc biệt để thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh
人参与 | 时间:2025-01-10 22:31:31
相关文章
- Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- Con trai bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục đệ đơn xin mẹ được tại ngoại
- Chứng khoán châu Á giảm điểm phiên giao dịch đầu tuần 17/10
- “Khoai tây chiên Jacker” chịu thuế NK 20%
- Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
- Thanh Hóa: Đang làm rõ vụ súng của anh trai cướp cò, đạn bắn xuyên vai xuống phổi em
- TP. Huế tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc
- Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa
- Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình
- Khởi tố đối tượng trộm cắp xe múc trị giá 450 triệu đồng
评论专区