欢迎来到Empire777

Empire777

【bxh hạng 2 tbn】Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ

时间:2025-01-10 19:06:42 出处:Cúp C1阅读(143)

Gỡ khó cho hoạt động xuất nhập khẩu tại 4 tỉnh trọng điểm phía Bắc Nhiều điều kiện của thị trường tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu Xem xét đưa hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng nghĩa
Quang cảnh Hội thảo.	Ảnh: N.LINH
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: N.LINH

Làm rõ hướng xử lý với 3 trường hợp

Hội thảo nhằm lấy ý kiến một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính, đơn vị hải quan địa phương và cộng đồng doanh nghiệp xoay quanh vấn đề quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.

Tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ cho biết, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Theo đó, trên cơ sở ý kiến tham gia của các thành viên Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Tài chính đánh giá tổng thể công tác quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ để có hướng xử lý đối với quy định tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cụ thể là điểm c khoản 1 Điều 35 trong quá trình triển khai còn vướng mắc, bất cập.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Tổng cục Hải quan tổ chức hội thảo để xem xét đánh giá tổng thể khoản 1 Điều 35. Theo quy định tại khoản 1 có 3 nhóm hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:

Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

“Thực tế, hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ đã được diễn ra từ năm 1998 đến nay, các văn bản về sau đều được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa, hoàn thiện để đảm bảo phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại, tạo thuận lợi cho giao thương hàng hoá”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết.

Theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ, từ năm 2015, các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đã được quy định cụ thể hơn tại các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 08/2015/NĐ- CP, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP; trong khi đó pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ thuộc đối tượng chịu thuế. Do đó, nội hàm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu có sự chưa thống nhất giữa hệ thống pháp luật về thương mại, ngoại thương với hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điểm c khoản 1 chưa phù hợp với luật hiện hành

Tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì về bản chất hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Nghị định 08 không được gọi là hoạt động xuất nhập khẩu do không có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới, địa bàn quản lý hải quan mà chỉ thuần túy là giao dịch nội địa với sự tham gia của thương nhân nước ngoài làm trung gian (thực hiện hoạt động phân phối, mua bán hàng hóa trong nội địa).

Nêu cụ thể các điểm tại khoản 1 Điều 35, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35: hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan là hoạt động xuất nhập khẩu thông thường, phù hợp với các Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

Riêng đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35: hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam, bản chất đây là hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy trên cơ sở hai hợp đồng mua, bán riêng biệt; hàng hóa có thể là nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là sản phẩm, hàng hóa khác để kinh doanh tiêu dùng hoặc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, thi công công trình; hàng hóa không dịch chuyển qua lãnh thổ Việt Nam.

“Quy định này chưa phù hợp với pháp luật thương mại, pháp luật quản lý ngoại thương”, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ nhấn mạnh, đồng thời phân tích, căn cứ các quy định hiện hành, trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08 chưa được quy định tại pháp luật hải quan, pháp luật thương mại mà chỉ được kế thừa từ các văn bản pháp luật trước đây dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.

Do đó, để công tác quản lý nhà nước về hải quan thống nhất, căn cứ bản chất giao dịch của hàng hoá thì cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi quy định tại Điều 35 Nghị định số 08. Đối với quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 35 sẽ chuyển hoá vào các điều tương ứng quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC) liên quan đến hoạt động nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, để phù hợp với hệ thống pháp luật về thương mại và quản lý ngoại thương và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nội địa, để phù hợp với quy định Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đồng thời bỏ điểm c khoản 1 Điều 35. Như vậy đồng nghĩa với việc bãi bỏ toàn bộ Điều 35 tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng nhìn nhận nếu thay đổi, điều chỉnh quy định đã tồn tại một thời gian dài chắc chắn sẽ tác động đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát sinh vướng mắc giữa thuế và thủ tục.

Do đó, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các đơn vị tham dự cuộc họp có ý kiến góp ý, đánh giá rõ tác động, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý. Tổng cục Hải quan trên cơ sở ý kiến tham gia sẽ tổng hợp, đánh giá tác động, mặt được, chưa được để kiến nghị cấp trên hướng xử lý.

Tại hội thảo sáng 12/6, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các đơn vị hải quan địa phương đã nêu nhiều ý kiến đánh giá thực trạng, góp ý sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 08, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan và thời gian để doanh nghiệp thích ứng trong trường hợp có sửa đổi, bổ sung. Buổi chiều 12/6, Tổng cục Hải quan lắng nghe ý kiến góp ý của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: