【kq bd bundesliga】NSND Kiều Oanh

NSND Kiều Oanh biểu diễn trong chương trình tôn vinh Ca Huế“Âm sắc Hương Bình” tại Festival Huế 2014

Duyên nghề

Trở về Huế sau khi ra Hà Nội nhận danh hiệu NSND do Chủ tịch nước trao tặng,kq bd bundesliga chị bắt tay vào tập vai Nguyễn Thị Lộ trong vở “Vụ án Lệ Chi Viên” mà đoàn đang dàn dựng để tham gia Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Tổng duyệt vở kịch xong, chị lại tất bật tập luyện các chương trình chuẩn bị cho Festival Huế 2016.

NSND Kiều Oanh tên thật là Phạm Thị Kim Oanh, quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Từ nhỏ, chị đã yêu thích sân khấu, mỗi khi có đoàn văn công đến lưu diễn, chị lại xin bố mẹ đi xem cho bằng được. Năm 16 tuổi, chị vào Huế học lớp diễn viên ca kịch Huế tại Trường Văn hóa nghệ thuật. Lúc ấy, chị chưa biết ca kịch là gì, lại vào học sau các bạn 4 tháng nhưng chỉ trong năm học đầu tiên, môn nghệ thuật này thấm vào người lúc nào không hay, chị vươn lên trong tốp đầu của lớp. Ra trường, chị về Đoàn Ca kịch Huế, nay là Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế và công tác đến tận bây giờ”.

Hơn 30 năm gắn bó với sân khấu ca kịch, NSND Kiều Oanh đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả qua nhiều vai diễn, trong đó có hơn 20 vai chính. Mỗi khi đứng trên sân khấu, chị không còn là Kiều Oanh ngoài đời nữa mà sống trọn vẹn cuộc đời của nhân vật, từ hình thức, dáng đi, cách hát, giọng nói, từng động tác, cử chỉ đến nội tâm nhân vật.

NSND Kiều Oanh vẫn còn nhớ khoảnh khắc khi tham gia hội diễn miền duyên hải phía Bắc ở Nam Định năm 1996, chị vào vai Thương Thương trong vở “Duyên kỳ ngộ”, kể về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bước ra sân khấu trong mái tóc xõa dài, tà áo tím thơ mộng, chị khiến cả hội trường khán giả cả nghìn người yên lặng thưởng thức từng câu, từng chữ. Diễn xong, chị được nhiều khán giả tìm gặp, các nghệ sĩ trong cả nước về dự hội diễn tung hô. Chị được biết tiếng từ dạo ấy.

Trong vở “Điều không thể mất” của Lưu Quang Vũ, chị vào vai Nhâm và đã “lấy” được nhiều nước mắt của khán giả. Chuyện tình éo le của Minh và Nhâm sau 15 năm hẹn ước ở Trường Sơn khiến ai cũng khắc khoải, tiếc cho một tình yêu đẹp. NSND Kiều Oanh kể, mỗi lần diễn vai ấy về, chị đau hết cả đầu, không ăn uống gì được vì khóc quá nhiều, có khi diễn bằng nội tâm, nén nỗi đau vào lòng…

Một vai diễn khác chị ghi được dấu ấn trong lòng khán giả và bạn bè đồng nghiệp là vai bà Hoàng Thị Loan, thân sinh của Bác Hồ trong vở “Hồ Chí Minh – Hồi ức màu đỏ”. Đằm thắm, hiền dịu, chị vào vai người phụ nữ vì chồng, thương con, giàu đức hy sinh, đến chết vẫn gượng không để con biết mình đau nặng. Cả 3 vai diễn này, chị đều đạt Huy chương vàng (HCV) tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

Diễn đến quên ăn, quên ngủ

Danh hiệu ấy là sự vinh danh nhưng tôi hiểu đó còn là trách nhiệm, sự kỳ vọng lớn lao đặt lên vai mình. Tôi không nghĩ rằng, nhận được danh hiệu cao quý nhất rồi thì thỏa mãn, dừng phấn đấu mà phải cố gắng hơn nữa, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp của nhà hát, xứng đáng với danh hiệu Nhà nước đã trao cho mình. Có thể NSND là danh hiệu cao nhất trong nghề, là thành quả mình gặt hái được sau quá trình cống hiến nhưng nghệ thuật là vô biên, không có đỉnh cao nên tôi luôn phải học hỏi

NSND Kiều Oanh

Mỗi lần nhận vai, chị đọc kịch bản và nghiên cứu cách vào vai tự nhiên nhất, nhập vào nội tâm nhân vật, dù tính cách, hoàn cảnh nhân vật không có điểm gì tương đồng với chị ở ngoài đời. Mỗi cảnh đều được chị nghiên cứu diễn như thế nào, kể cả cách xuất hiện cũng phải tạo ấn tượng nhất. NSND Kiều Oanh chia sẻ, chị làm nghề khá suôn sẻ, tự nhiên như người ta vẫn nói sinh ra để làm nghề. Nhìn thấy khả năng của chị, NSND Ngọc Bình luôn tin tưởng giao vai cho chị trong những lần hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Bao mùa hội diễn, chị đều thành công với nhiều HCV, HCB.

Với nghệ thuật truyền thống, chỉ có tình yêu, niềm đam mê mới có thể gắn bó trọn vẹn với nghề, nhất là trong bối cảnh khó khăn của sân khấu như hiện nay. Kiều Oanh là một trong những nghệ sĩ ấy. “Tôi luôn tâm niệm rằng, còn sức, còn hơi thở là còn cống hiến cho nghệ thuật, vì Ca kịch Huế là nghề tôi yêu như máu thịt. Miễn được vào vai là tôi tập, diễn đến quên ăn, quên ngủ” chị nói.

Chị nhớ lại, trong lần hội diễn ở Nha Trang năm 1999, chị đóng vai Thảo Lan trong vở “Hoa lan tím”. Ngày mai diễn mà hôm đó chị lên cơn đau tim, phải vào bệnh viện. Bác sĩ bắt nhập viện vì nguy hiểm nhưng chị từ chối, chỉ xin tiêm thuốc rồi về chạy sân khấu, đi không nổi, phải có người dìu mà chị vẫn gắng gượng. Cả đoàn lo lắng nhưng chị đã trấn an mọi người rằng: “Có chết em cũng phải diễn xong vai, dù có chết cũng phải chết trên sân khấu”. Hội diễn năm ấy, chị cũng đoạt HCV, đó là huy chương quan trọng để chị được phong NSƯT.

Với sân khấu ca kịch, NSND Kiều Oanh còn nhiều lo lắng, trăn trở khi mình về hưu, những thế hệ sau này không còn giữ được lửa như thế hệ của mình. Chị vẫn luôn nghĩ mình còn phải làm nhiều, nhất là việc truyền nghề, đào tạo cho thế hệ kế cận. Chị cho biết: “Tôi muốn truyền đạt lại cho thế hệ diễn viên trẻ tất cả những kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn trên sân khấu, từ cách nói tròn vành rõ chữ, có cảm xúc, có trọng âm đến cách vào vai, giao lưu với khán giả qua ánh mắt trên sân khấu”. 

Bài, ảnh: NGUYỆT TÚ

 

World Cup
上一篇:Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
下一篇:Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD