【nhận định giải hàn quốc】Bộ Công Thương chính thức đề xuất 2 phương án tính giá bán lẻ điện
Phương án 1 giá điện: Tính kỹ để hài hòa lợi ích | |
Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án giá điện 1 bậc | |
Bỏ tính giá điện lũy tiến 6 bậc sẽ không còn tiền điện vọt tăng?ộCôngThươngchínhthứcđềxuấtphươngántínhgiábánlẻđiệnhận định giải hàn quốc |
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Cụ thể, đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án để lấy ý kiến. Phương án 1, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc. Phương án này sẽ ghép bậc 1 và bậc 2 hiện hành thành bậc 1 mới (từ 0-100 kWh), giá bậc 1 mới được giữ nguyên bằng bậc 1 hiện hành.
Giữ nguyên giá cho các hộ có mức sử dụng điện phổ biến từ 101-200 kWh; ghép các bậc từ 201-300 kWh với 301-400 kWh thành bậc mới; tách bậc thang trên 401 kWh thành 2 bậc mới là 401-700 kWh và trên 700 kWh.
Phương án 2 là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc như trên và giá bán lẻ điện 1 giá. Theo đó, khách hàng sử dụng điện được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện 1 giá.
Trong đó, giá 4 bậc đầu tiên của biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt 5 bậc tại phương án 1 được giữ nguyên để không tác động đến các hộ sử dụng ở mức dưới 700 kWh là các khách hàng có mức thu nhập thấp hoặc trung bình.
Đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích ngoài sinh hoạt, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án để lấy ý kiến.
Phương án 1 là khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt bao gồm 3 nhóm: Sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh. Trong đó, nhóm sản xuất đã bao gồm cơ sở lưu trú du lịch, doanh nghiệp dịch vụ logistics.
Phương án 2 là gộp các nhóm sản xuất, hành chính sự nghiệp và kinh doanh thành 1 nhóm là khách hàng sử dụng điện ngoài sinh hoạt.
Việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện nêu trên đảm bảo nguyên tắc giữ nguyên mức giá bán lẻ điện bình quân hiện hành được ban hành tại Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ Công Thương.
“Các phương án sửa đổi nêu trên nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại chính hiện nay của biểu giá điện, theo hướng phù hợp hơn với thực tế sử dụng điện của các khách hàng sử dụng điện hiện nay”, Bộ Công Thương khẳng định.
Chia sẻ với báo chí mới đây, riêng về phương án giá bán lẻ điện 1 giá, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, mức giá chắc chắn sẽ cao hơn giá điện bình quân hiện nay là 1.864,44 đồng/kWh.
Tính toán ban đầu cho thấy, những người sử dụng nhiều điện, trên 400 kWh sẽ chọn phương án 1 giá điện. Trong khi đó, những người sử dụng bình quân dưới 400 kWh, hiện chiếm 70-80% tổng số lượng khách hàng, có thể sẽ chọn biểu giá điện bậc thang do vẫn được hưởng lợi hơn.
"Phương án nào cũng có mặt được và không được, do đó phải tính toán tổng thể đối tượng nào trong xã hội chịu tác động. Với chính sách giá điện bậc thang hiện nay, những người thu nhập thấp sử dụng dưới 300 kWh vẫn có lợi hơn", lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá.
Xung quanh câu chuyện về cách tính giá điện, PGS. TS Bùi Xuân Hồi, Giảng viên cao cấp Bộ môn Kinh tế năng lượng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, nếu Chính phủ đồng ý tồn tại 2 phương án song song là điện bậc thang và điện một giá để người dân lựa chọn thì dễ dàng nhận thấy các hộ sử dụng ít điện sẽ lựa chọn phương án giá điện bậc thang để hưởng mức giá thấp còn hộ dùng nhiều tiền điện sẽ sử dụng phương án 1 giá để tránh việc giá điện bậc thang làm tăng mức tiền phải đóng.
Tuy vậy, từ mức sản lượng nào trở lên lựa chọn phương án 1 giá sẽ tốt cho người tiêu dùng thì hoàn toàn phụ thuộc vào mức đồng giá được xây dựng. Mức đồng giá càng cao thì sản lượng điện tiêu dùng càng lớn và lựa chọn 1 giá mới hiệu quả.
Ngược lại, nếu đưa ra 2 loại biểu giá bậc thang và 1 giá mà cả người tiêu dùng ít điện cũng có lợi, người dùng nhiều điện cũng có lợi thì chắc chắn sẽ có những vấn đề rất lớn đến cân bằng tài chính cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, nguyên lý đồng giá tuy đơn giản nhưng mức bao nhiêu và cơ chế áp dụng như thế nào là vấn đề mà Bộ Công Thương cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hài hòa lợi ích người tiêu dùng cũng như cân bằng tài chính cho EVN.
"Bộ Công Thương phải nghiên cứu xây dựng biểu giá hoàn toàn mới chứ không phải dựa vào biểu giá sẵn có. Vì vậy, ngoài mức giá đề xuất là bao nhiêu thì đi kèm phải là hành lang pháp lý liên quan đến thực hiện, cần hành lang pháp lý đầy đủ để tránh những vướng mắc trong thực hiện", TS Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh.
Trong tháng 8/2020, Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi các bộ ngành, UBND và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh thành phố, các hiệp hội ngành nghề, các đơn vị điện lực có liên quan để tham gia ý kiến lựa chọn các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đánh giá để hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự kiến áp dụng từ năm 2021. |