您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【bd truc tuyến】1,7 triệu lao động trẻ em làm việc trong khu vực phi chính thức

Cúp C18人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ. Đây là thông tin tại cuộc Đối thoại chính sách về các tiêu chuẩn lao độ ...

dt

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: MĐ.

Đây là thông tin tại cuộc Đối thoại chính sách về các tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động trẻ em trong bối cảnh các cam kết quốc tế về thương mại,ệulaođộngtrẻemlàmviệctrongkhuvựcphichínhthứbd truc tuyến do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Việt Nam tổ chức, ngày 13/3.

Theo ước tính của ILO, trên thế giới hiện có khoảng 152 triệu trẻ em độ tuổi từ 5 - 17 tuổi là lao động trẻ em. Lao động trẻ em vẫn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp (chiếm 70,9%), tiếp đến là ngành dịch vụ (chiếm 17,1%), trong khi 11,9% lao động trẻ em làm việc trong ngành công nghiệp.

Tại Việt Nam, kết quả Điều tra quốc gia về lao động trẻ em cho thấy, hiện có 1,75 triệu lao động trẻ em, tồn tại đặc biệt trong khu vực kinh tế phi chính thức, với khoảng 1,7 triệu trẻ em, trong đó có đến 34% các em làm việc kéo dài trên 42 giờ/tuần.

Ông Chang – Hee Lee - Giám đốc Văn phòng ILO Việt Nam cảnh báo rằng, với 1,75 triệu lao động trẻ em tại Việt Nam, các chuỗi cung ứng sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ hàng triệu người mỗi ngày có nguy cơ tồn tại lao động trẻ em.

“Lao động trẻ em chủ yếu tồn tại ở khu vực kinh tế nông thôn và phi chính thức, ngoài tầm kiểm soát của các thanh tra lao động, ở những nơi công đoàn và các tổ chức của người sử dụng lao động thường rất mỏng hoặc không có” - Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.

Đặc biệt, trong sản xuất hộ gia đình, trẻ em thường rất dễ bị tổn thương do thu nhập của bố mẹ các em không đủ hoặc bởi các doanh nghiệp gia đình phi chính thức không đủ tiền thuê lao động trưởng thành nên phải để con em mình lao động không được hưởng lương.

Do đó, ông cho rằng, phòng chống lao động trẻ em đòi hỏi phải có các chính sách đồng bộ. Đó là nền giáo dục với chất lượng tốt, bảo trợ xã hội và việc làm bền vững cho cha mẹ. Riêng với các doanh nghiệp, cần phải chú ý để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của họ không có lao động trẻ em, nếu không sẽ bị mất uy tín và ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh.

Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà cũng nhấn mạnh, để giải quyết vấn đề lao động trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em khỏi các hình thức lao động nặng nhọc, độc hại, cần có sự tham gia thường xuyên, phối hợp chặt chẽ của các đối tác trong xã hội và các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, đặc biệt từ chính gia đình và cộng đồng./.

Mai Đan

Tags:

相关文章