当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ số leverkusen hôm nay】Trường Hải quan Việt Nam: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế 4.0 正文

【tỷ số leverkusen hôm nay】Trường Hải quan Việt Nam: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế 4.0

2025-01-10 19:48:35 来源:Empire777 作者:Thể thao 点击:345次

Truong HQVN

Hiệu trưởng Nguyễn Đình Phiên và TS. Claudio Dordi - Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại (USAID TFP) ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến hải quan. Ảnh: Hải Anh

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đình Phiên - Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam,ườngHảiquanViệtNamĐổimớinângcaochấtlượngđàotạotrongxuthếtỷ số leverkusen hôm nay trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCO về mục tiêu phát triển của nhà trường giai đoạn 2020 - 2025.

*PV:Xin ông cho biết đôi nét về thành quả hoạt động của nhà trường trong những năm qua, hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo của khu vực?

- Ông Nguyễn Đình Phiên:Từ năm 2013, để tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 448/QĐ-TTg (ngày 25/3/2011) của Thủ tướng Chính phủ về việc về việc phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020, nhà trường đã triển khai xây dựng đề án “Nâng cao năng lực đào tạo của Trường Hải quan Việt Nam đến năm 2020” và được Bộ Tài chính phê duyệt, theo Quyết định số 1844/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 30/7/2014 (Đề án 1844).

Ưu tiên đưa đào tạo trực tuyến trở thành hoạt động chủ lực của nhà trường đáp ứng xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Ông Phiên

Ông Nguyễn Đình Phiên

Các nội dung của đề án thực sự vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức lớn đối với nhà trường. Cụ thể, Đề án 1844 nêu rõ: “Xây dựng Trường Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa của ngành; kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước bằng nhiều hình thức, nguồn lực khác nhau” và đây cũng chính là lộ trình để nhà trường hướng đến mục tiêu trở thành Trung tâm đào tạo vùng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO).

Qua gần 6 năm thực hiện, nhà trường đã triển khai được rất nhiều nội dung lớn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan.

Về cơ sở vật chất, nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, rộng lớn cơ bản đáp ứng yêu cầu đào tạo theo quản lý hải quan hiện đại, bao gồm: hệ thống giảng đường, ký túc xá, phòng tập thể chất, sân bóng, dụng cụ thể thao; nhà bắn súng điện tử, bể bơi, máy soi container... đầy đủ tiện nghi phục vụ ăn, ở, học tập cho học viên. Thời gian tới, nhà trường tiếp tục triển khai một số hạng mục hiện đại như thư viện điện tử, chi cục hải quan ảo...

Về chương trình đào tạo, từ năm 2015, nhà trường đã triển khai thí điểm xây dựng bài giảng điện tử (e-leanrning) trong lĩnh vực đào tạo thủ tục hải quan. Đến cuối năm 2019 khi nhận được sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại (TFP), nhà trường mới có điều kiện để đẩy mạnh thực hiện. Vừa qua ngày 21/7/2020, chúng tôi đã chính thức tiếp nhận phần mềm đào tạo trực tuyến. Đây là một bước đệm quan trọng trong việc thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo và trở thành một trung tâm đào tạo vùng của WCO.

Về hợp tác quốc tế, sau nhiều năm nỗ lực hội nhập sâu và rộng vào cộng đồng hải quan thế giới, vừa qua nhà trường đã trở thành thành viên chính thức của mạng lưới các trường đại học hải quan thế giới. Đây là một dấu mốc quan trọng trong lộ trình phát triển của để trở thành trung tâm đào tạo vùng.

Bên cạnh hoạt động nêu trên, nhà trường phối hợp với rất nhiều đơn vị trong và ngoài ngành để tổ chức hợp tác đào tạo cho cán bộ bộ công chức trong ngành và cho cộng động doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác đào tạo theo hướng tự chủ như các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tài chính, các hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học trong nước…

*PV:Trong quá trình phát triển nhanh về yêu cầu đào tạo theo chuẩn quốc tế hiện nay, nhà trường gặp những thách thức gì, đặc biệt là trong việc thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp… ?

- Ông Nguyễn Đình Phiên:Để hướng tới đào tạo theo chuẩn mực quốc tế có rất nhiều yêu cầu và thách thức đặt ra đối với nhà trường. Theo tôi thách thức lớn nhất trước hết đó chính là việc thay đổi tư duy đào tạo.

Trước đây, hàng năm nhà trường chỉ thực hiện đào tạo theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan giao tức là luôn luôn đứng ở vai trò “việc tìm người”, nhưng hiện nay khi thực hiện cơ chế tự chủ nhà trường phải chủ động nắm bắt nhu cầu đào tạo của các đơn vị để liên hệ phối hợp tổ chức đào tạo, tức là đứng ở vai trò “người tìm việc”.

Để có nhiều đơn đặt hàng đào tạo ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo thì việc quảng bá hình ảnh của nhà trường rất quan trọng, giúp kết nối kênh thông tin giữa trường với các tổ chức, cá nhân. Trường Hải quan Việt Nam với tư cách là đơn vị đào tạo duy nhất ngành Hải quan chính là địa chỉ tin cậy để các tổ chức, doanh nghiệp muốn đào tạo nâng cao trình độ về các lĩnh vực hải quan.

Thách thức nữa là nhà trường nỗ lực đảm bảo các điều kiện đáp ứng yêu cầu đổi mới thường xuyên của công tác hải quan theo hướng hiện đại như giáo trình tài liệu, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất (bao gồm cả hệ thống công nghệ thông tin), sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, WCO, các cơ quan hải quan các nước.

Về nội tại, thách thức lớn nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn về mặt nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Hiện nay, nhà trường chưa có cơ chế mạnh để thu hút nhiều nhân tài, cán bộ giàu kinh nghiệm về công tác để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên và công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

*PV:Để đáp ứng yêu cầu thực tế của xu thế hội nhập trong công tác đào tạo thời kỳ 4.0, nhà trường đặt ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp nào trong giai đoạn tới đáp ứng yêu cầu đào tạo về hải quan của xã hội và nhiệm vụ chính trị của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ?

- Ông Nguyễn Đình Phiên:Như chúng ta thấy rõ, xu thế hội nhập thời 4.0 có tác động rất lớn đối với mọi ngành, mọi nghề và nhà trường không năm ngoài xu thế đó.

Để đáp ứng xu thế này, nhà trường tiếp tục bám sát chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, kiên trì mục tiêu đào tạo được đội ngũ công chức hải quan mang tầm quốc tế; chuẩn bị điều kiện để Trường Hải quan Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo vùng của WCO, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.

Trong những năm tới, nhà trường sẽ gắn đào tạo với thực tế bởi đặc thù đào tạo của ngành Hải quan là phải “cầm tay chỉ việc”, việc đào tạo thực tế tại hiện trường là một phần trọng yếu trong các chương trình đạo tạo. Sắp tới khi cơ sở vật chất được hoàn thiện (chi cục hải quan ảo, nhà giáo cụ trực quan...), chúng tôi sẽ tăng cường đào tạo thực tế lên 50% thời lượng chương trình.

Tiếp đến, nhà trường đẩy mạnh đào tạo kỹ năng bởi việc đào tạo kỹ năng là vấn đề cấp thiết cho lực hải quan khi hàng ngày, hàng giờ tiếp xúc với doanh nghiệp, hành khách xuất nhập cảnh, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới,...việc thông thạo nghiệp vụ, giao tiếp, ngoại ngữ, phòng vệ, tổng hợp phân tích các vụ việc.

Ngoài ra, nhà trường mở rộng các chương trình đào tạo cho cộng đồng doanh nghiệp, qua đó, giúp doanh nghiệp thông thạo các kiến thức trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động dịch vụ logistics phát triển, rút ngắn thời gian thông quan, giảm phát sinh các trường hợp vi phạm... Để các đại lý hải quan, các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hải quan đều trở thành “cánh tay nối dài của hải quan”.

* PV:Xin cảm ơn ông!

Ngọc Linh

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜