Giảm giá nguyên liệu là có thực
Theásữanộivẫnngấtngưởkết quả lượt đi cúp c3o số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tháng 10.2014, giá sữa bột gầy tại thị trường Châu Âu giảm 3,3% so với tháng trước, xuống còn 2.135eur/tấn. Tại các thị trường Tây Âu, Australia, sữa bột gầy giảm giá khoảng 550-1.075USD/tấn, sữa bột nguyên kem giảm 150-925USD/tấn.
Trước đó, thông tin giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm hơn 50% đã được nhiều đơn vị xác nhận. Trong đó, Sở Tài chính TPHCM cho biết, giá nguyên liệu sữa giảm hơn 50% là so với thời điểm tháng 9.2013 (khi giá sữa nguyên liệu thế giới biến động, tăng liên tục). Còn từ tháng 6.2014 đến nay, giá sữa nguyên liệu chỉ giảm 15-20%.
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Tài chính tổ chức chiều 9.10, ông Nguyễn Văn Truyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - cũng đã cho biết, tính từ tháng 6.2014, qua theo dõi và tham khảo trên thị trường thế giới cho thấy, giá sữa nguyên liệu có điều chỉnh giảm khoảng 15%. Với các mặt hàng sữa thành phẩm nhập khẩu nguyên hộp thì chưa giảm.
Kết quả từ cuộc rà soát mới đây nhất của Cục Quản lý giá phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện cũng cho thấy, mặt hàng bột sữa nguyên kem - nguyên liệu chế biến sữa - đã giảm 2,57% so với thời điểm trước khi thực hiện bình ổn giá. Như vậy, thông tin sữa nguyên liệu giảm giá là có thực và đã được ít nhất 3 cơ quan, đơn vị chức năng xác nhận.
Sữa nội “giữ” giá
Theo thông tin từ Bộ Công Thương (ngày 26.10), sau 4 tháng áp dụng chính sách áp trần giá sữa với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, (tính từ 1.4.2014), đến nay đã có 503 mặt hàng sữa được đăng ký giá. Giá bán lẻ tại các thị trường cơ bản đã thực hiện giảm, mức giảm giá khoảng từ 0,3-26%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn đánh giá mức giá bán lẻ các mặt hàng sữa hiện nay là cao. Dù giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm đáng kể, nhưng đến nay vẫn chưa có DN kinh doanh sữa trong nước nào đăng ký giảm giá bán, mặc dù phần lớn nguyên liệu sản xuất sữa của các DN đều là nhập khẩu.
Dù giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm nhưng đến nay, chưa có doanh nghiệp kinh doanh sữa nào trong nước đăng ký giảm giá bán.
Khảo sát tình hình thị trường tại TPHCM cho thấy, khi hỏi về giá sữa, các cửa hàng kinh doanh sữa bột khu vực đường Nguyễn Thông và các cửa hàng kinh doanh sữa bột trước cổng Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Phụ sản quốc tế,... đều cùng trả lời một điểm chung: “Không có nhãn hiệu sữa bột nào giảm giá”.
Chị Thanh Hương - kinh doanh mặt hàng sữa bột tại quận 11 - cho biết: “Ở thời điểm tháng 6 và 7, khi có chính sách giá trần, đăng ký giá bán buôn và bán lẻ tối đa để bình ổn giá mặt hàng sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi, lần lượt nhiều nhãn hiệu sữa điều chỉnh giảm giá sản phẩm. Sau đợt đó đến nay, không có sản phẩm sữa bột nào có chính sách giảm giá sữa. Hiện giá sữa nội lẫn ngoại nhập đang đứng giá”.
Ghi nhận tại một số cửa hàng sữa trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, các chủ cửa hàng đều khẳng định có biết thông tin về việc một số nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới giảm, nhưng hiện tại giá sữa tại các cửa hàng vẫn gần như giữ nguyên mức cũ. Cụ thể, có nhiều loại sữa vẫn giữ nguyên mức giá từ sau khi được niêm yết mức giá bình ổn. Phần lớn các chủ cửa hàng sữa khẳng định là không có chuyện giá sữa trong nước giảm trong thời gian gần đây.
Có nhiều ý kiến cho rằng, với việc giá sữa nguyên liệu giảm sâu như hiện nay, đáng lẽ giá sữa cũng phải giảm tương ứng. Tuy nhiên, các DN trong nước vẫn chưa có động thái giảm giá sữa, hoặc các DN chỉ thực hiện đúng giá trần do Bộ Tài chính quy định, giảm một mức nhất định từ 0,3-0,4% giá thành. Điều này cho thấy, các DN sữa đang cố tình trục lợi trên nhu cầu của người tiêu dùng, bất kể hoàn cảnh thu nhập khó khăn như hiện nay của NLĐ.
Tại cuộc họp báo Bộ Công Thương chiều 3.11, trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động về trách nhiệm của Bộ Công Thương đối với việc các DN sữa vẫn bán giá cao trong khi thị trường nguyên liệu đã giảm sâu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Theo phân công, Bộ Công Thương, cụ thể là các lực lượng quản lý thị trường trên toàn quốc sẽ giám sát các DN có bán theo đúng giá được Bộ Tài chính phê duyệt hay chưa, bởi có tình trạng một số DN hoặc chưa niêm yết giá, hoặc đã niêm yết giá nhưng không bán đúng với giá niêm yết.
“Trách nhiệm của Bộ Công Thương là trực tiếp quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh xem có lành mạnh hay không. Bộ Tài chính quy định giá đúng thì chúng tôi sẽ theo quy định phân công, thực hiện đúng chức năng của mình” - Thứ trưởng nói.
Theo Lao động
Giá sữa sau áp trần “đâu vẫn vào đấy” 顶: 1183踩: 4764
【kết quả lượt đi cúp c3】Giá sữa nội vẫn “ngất ngưởng”
人参与 | 时间:2025-01-10 22:31:29
相关文章
- Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- Thi trắc nghiệm “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2021
- Được nghỉ lễ 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Định Công
- Tập đoàn Sao Mai phải nộp hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước
- Thủ tướng: Tín dụng ngân hàng cần đẩy lùi tín dụng đen
- Thủ tướng phê chuẩn, miễn nhiễm 2 Phó Chủ tịch UBND Quảng Ninh
- Xuất cấp hơn 110.784 tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân trong năm 2019
- Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- Tương lai quan hệ Mỹ Triều: Vấn đề là lòng tin
评论专区