您现在的位置是:Empire777 > Ngoại Hạng Anh

【al-nassr đấu với al ettifaq】Nghiệp đưa đò

Empire7772025-01-25 18:55:37【Ngoại Hạng Anh】3人已围观

简介Mỗi người có lý do riêng để tiếp tục với nghề, dù vất vả, khổ cực. Ngoài chuyện mưu sinh thì những n al-nassr đấu với al ettifaq

Báo Cà MauMỗi người có lý do riêng để tiếp tục với nghề, dù vất vả, khổ cực. Ngoài chuyện mưu sinh thì những người chạy đò dọc ở Sông Ðốc còn gắn bó với nghề như cái nghiệp khó lòng bỏ được.

Cơn mưa buổi xế chiều bất ngờ ập đến cũng là lúc hoàng hôn đang dần buông, con hẻm nhỏ dẫn lối xuống bến phà nối liền đôi bờ con sông Ông Ðốc chật ních người, xe cộ. Phà cặp bến, những chiếc xe gắn máy bóp kèn inh ỏi chen lấn giữa dòng người hối hả để được lên phà. Chỉ có những người làm nghề chạy đò dọc ở bến phà này là rảnh rỗi, ngồi trầm ngâm, tư lự nhìn những dòng người qua lại. “Mưa kiểu này, sáng mai phải chạy bù mới có tiền cho vợ đi chợ”, anh Nguyễn Minh Vương, làm nghề chạy đò dọc ở thị trấn Sông Ðốc, than thở.

Gần 20 năm sống ở cửa biển Sông Ðốc nhưng có đến 17 năm anh Vương làm nghề chạy đò dọc. Ngồi nhẩm tính, anh Vương bảo, đã chạy qua 5, 6 xác đò rồi. Hơn 10 năm trước, khi đường bộ ở thị trấn Sông Ðốc chưa phát triển thì phương tiện thuỷ là lựa chọn duy nhất. Từ nhu cầu đi lại của người dân kéo theo nghề chạy đò dọc phát triển mạnh. Hàng trăm chiếc đò dọc lớn, nhỏ chạy suốt ngày đêm, nhiều người đã khấm khá lên nhờ chạy đò dọc.

Bến đò dọc ở khóm 1, thị trấn Sông Đốc giờ không còn nhộn nhịp như xưa.

Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng là lựa chọn những chiếc vỏ lớn, vì không như những nơi khác, cửa biển Sông Ðốc vào những ngày mưa, sóng gió dữ dội, những phương tiện nhỏ sẽ bị sóng lớn đánh chìm, khách đi đò không dám chọn những chiếc đò nhỏ, vì vậy anh Vương sắm vỏ lớn hơn. Rồi nhu cầu thuê mướn đò ngày càng nhiều, không chỉ đi gần mà khách còn thuê đi xa hơn qua các huyện khác, nhất là vận chuyển hàng hoá đến các cửa biển khác ở Phú Tân, Ngọc Hiển… nên anh Vương tiếp tục sắm máy có công suất lớn.

Cứ như vậy, do nhu cầu khách đi đò ngày càng nhiều, thu nhập từ nghề này khá cao mà cũng không đòi hỏi trình độ hay kỹ năng phức tạp, chỉ cần có sức khoẻ và biết đường sá là có thể làm được nên nhiều người đang làm nghề khác cũng bỏ ngang chuyển sang nghề chạy đò dọc. Anh Nguyễn Văn Của, quê gốc ở Phú Tân, năm 1992, anh đến thị trấn Sông Ðốc sinh sống bằng nghề làm mướn. Ðược một thời gian, có người anh bà con đang chạy đò dọc rủ anh chuyển nghề, thấy công việc phù hợp, thế là anh gom góp số tiền dành dụm được mua 1 chiếc vỏ máy cũ, bắt đầu chạy đò dọc.

Năm tháng trôi qua, phố biển Sông Ðốc thay da đổi thịt từng ngày, kinh tế phát triển, lộ làng ngày càng được mở rộng, các tuyến đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng ấp liền ấp, xã liền xã. Lúc đầu là những con đường nhỏ hẹp chỉ đủ cho xe 2 bánh lưu thông, rồi dần dần là ô-tô, xe tải đã về đến tận trung tâm thị trấn. Và đó cũng là lúc nghề chạy đò dọc rơi vào tình trạng ế ẩm, những chủ phương tiện vỏ máy lớn một thời ăn nên làm ra giờ chuyển sang chở hàng thuê, những chiếc đò nhỏ thì bán lại cho những người có nhu cầu sử dụng làm phương tiện gia đình.

“Nếu tiếp tục nghề chạy đò thì tôi không thể nuôi nổi 3 đứa con đang đi học. Nghề này giờ thu nhập bấp bênh lắm”, anh Nguyễn Văn Hài, người có hơn 10 năm gắn bó với nghề chạy đò dọc, cách nay 5 năm đã chuyển nghề khác, bộc bạch.

Ðể kiếm được đồng tiền, nghề chạy đò dọc cũng lắm nỗi vất vả, nguy hiểm chực chờ. Ngoài phải dãi nắng, dầm sương, “những hôm trời mưa, dông, sóng dữ lắm, chạy ban đêm mà gặp trời mưa là rất nguy hiểm vì không thấy đường chạy. Vậy mà thu nhập thì không là bao, làm ngày nào ăn ngày nấy”, anh Nguyễn Văn Của chia sẻ.

Vất vả là vậy nhưng với những người chạy đò lâu năm như anh Vương, anh Của thì ngoài chuyện làm nghề để kiếm sống, các anh gắn bó với nghề như cái nghiệp. “Nghỉ ở nhà vài ba hôm không ra bến là nhớ lắm. Ðịnh chuyển nghề khác nhưng rồi loay hoay vẫn tiếp tục với nghề chạy đò này”, anh Của tâm sự.

Nghề nào cũng vậy, trong sự vất vả luôn có những niềm vui mà những người gắn bó với nghề không thể dứt ra được. Anh Nguyễn Minh Vương chia sẻ: “Dù vất vả nhưng có niềm vui, mình được đi đây đi đó, nếu như không làm nghề này chưa chắc mình được đi, rồi mình biết thêm nhiều câu chuyện rất hay. Lúc trước tôi thường chạy chở khách du lịch Hòn Ðá Bạc, có khi chở hàng hoá cho các chủ ghe ở các cửa biển khác”.

Trời đã tạnh mưa, có một vài người khách đến hỏi đi đò nhưng tôi thấy không có sự tranh giành khách giữa các chủ đò, hỏi ra mới biết, các anh rất đoàn kết và nhường nhịn, chia sẻ khách với nhau. “Ở đây, anh em nào cũng có hoàn cảnh khó khăn riêng nên rất thông cảm với nhau. Biết hoàn cảnh anh em nào đang khó khăn là tụi tôi tự động nhường cho người đó chạy. Tụi tôi sống gắn bó với nhau lắm”, anh Nguyễn Minh Vương bộc bạch.

“Dù sau này lộ làng mở rộng bao nhiêu đi nữa thì nghề chạy đò của tụi tôi vẫn tồn tại, vì ở cửa biển này chỉ có đi đò mới ra ghe được nên tôi vẫn bám theo nghề này”, anh Của quả quyết.

Mỗi người có lý do riêng để tiếp tục với nghề, dù vất vả, khổ cực. Ngoài chuyện mưu sinh thì những người chạy đò dọc ở Sông Ðốc còn gắn bó với nghề như cái nghiệp khó lòng bỏ được./.

Bài và ảnh: Kiều Oanh

很赞哦!(92722)