【tỷ lệ pháp】SCIC nên nhắm bán vốn nhà nước cho ai?

ngân hàng an bình

Hoạt động thoái vốn của DNNN tại một số NHTM đang nằm trong tầm "ngắm" của SCIC. Ảnh: TL

SCIC đang nhắm mua cổ phiếu NHTM

Tại Nghị quyết 15 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH),ênnhắmbánvốnnhànướtỷ lệ pháp thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nội dung liên quan đến chuyển giao vốn của DNNN tại các NHTM được các chuyên gia và dư luận đặc biết quan tâm. Mặc dù quy định việc chuyển giao này có thể về NHNN, NHTMCP của nhà nước hay Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nhưng số nhiều NHTM cũng như chuyên gia tài chính ngân hàng đều muốn chuyển giao vốn của DNNN về SCIC.

Những mong muốn này đã được thỏa mãn phần nào khi vốn nhà nước tại các NHTM đang được SCIC “nhắm” mua.

Tuy nhiên, đây chỉ là những bước khởi đầu của một chặng đường gian nan giải quyết thoái vốn đầu tư ngoài ngành “hộ” DNNN của SCIC. Bởi hầu như những cơ chế mà nhà nước đưa ra đều rất hợp lý, rất chặt chẽ, một mặt tránh thất thoát vốn nhà nước, mặt khác không gây những tác động lớn đến nền kinh tế. Nhưng dòng vốn thoái của DNNN tại NHTM đang “thắt” lại khi mà đa số các NHTMCP có vốn của DNNN như: An Bình, Đại Dương, Hàng Hải… đều chưa niêm yết cổ phiếu, nên việc SCIC muốn mua lại cổ phần (CP) của DNNN tại các ngân hàng này rất khó vì khâu xác định giá trị CP và kéo theo là việc khó trong xác định dự phòng nếu số CP đó được mua.

Một chuyên gia tài chính cho biết, nếu cổ phiếu đã niêm yết thì việc xác định giá để mua và xác định dự phòng sẽ đơn giản hơn, nhưng nếu cổ phiếu chưa niêm yết, thì việc xác định giá mua là rất khó.

Theo một chuyên gia ngân hàng, hệ thống các NHTM và DNNN là hai cột trụ của nền kinh tế và có ảnh hưởng cũng như tác động mạnh đến tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Nếu hai cột trụ này chưa được tái cơ cấu lại một cách mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn thì nền kinh tế Việt Nam chưa thể phát triển hết được tiềm năng thực sự.

Ông cũng cho biết, nếu SCIC có thể làm tốt việc mua lại CP tại các NHTM thì mới chỉ là bước khởi đầu, vốn của nhà nước mới chỉ tìm được “bãi đậu” tạm thời, vấn đề cốt lõi là phải tìm được “căn nhà” cho số CP đó. SCIC phải có kế hoạch tư nhân hóa số CP đó, vì việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ rồi chuyển giao sang SCIC thì số CP đó vẫn nằm trong tay nhà nước.

Hay nói cách khác, mục đích cuối cùng của việc bàn giao vốn từ DNNN sang SCIC tại các NHTM là phải bán cổ phiếu của các NHTM ra thị trường để tất cả các NH đều có các NĐT cá nhân hoặc các NĐT tổ chức tham gia, tuyệt nhiên không có “bàn tay” của nhà nước.

Bán CP NHTM cho ai?

Một mặt dư luận lo ngại việc chuyển giao vốn tại các NHTM về SCIC sẽ gây “ứ đọng” vốn nhà nước, mặt khác họ cũng luôn “canh chừng” vì sợ số vốn này bị “thất thoát”.

Như vậy, câu hỏi đặt ra là lộ trình nắm giữ CP của các NHTM tại SCIC nên được thực hiện như thế nào để an toàn nhất, hợp lý nhất cho nền kinh tế?

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, có 3 mục tiêu trong vấn đề tư nhân hóa CP của các NHTM, thứ nhất là bảo toàn tối đa vốn của nhà nước, thứ hai đưa tất cả CP, cổ phiếu đó vào đại chúng để có sự tham dự của tư nhân và các tổ chức kinh tế và thứ ba là để hỗ trợ phục hồi, phát triển nền kinh tế. Do đó, lộ trình của SCIC là phải đưa ra thời điểm thích hợp bán cổ phiếu đó không bị lỗ.

Tuy nhiên, việc bán CP của NHTM vào những thời điểm sau này không thể không có chuyện lỗ khi mà các DNNN mua CP vào thời điểm thị trường chứng khoán (TTCK) đang lên. Tức là, cổ phiếu của ngân hàng ngày trước là cổ phiếu mua, bây giờ là cổ phiếu lĩnh thì không thể bán được với giá như lúc mua.

Một NĐT cho biết, sẽ không có ai mua cổ phiếu của các NHTM với giá như ngày trước nữa và cũng không ai có thể bán được với giá như ngày trước. Thành ra, vấn đề chịu “lỗ” của NN là vấn đề tất yếu xảy ra.

Như vậy, gánh nặng sẽ “đè” lên vai SCIC trong nỗ lực cao nhất nhằm giảm thiểu lỗ một cách tối đa.

Ông Hiếu cho biết, SCIC phải căn cứ trên cơ sở thị trường lúc bán ra, bán cho các đối tác quen biết hoặc có thể dựa vào TTCK để bán ra. Tuy nhiên, nếu bán cho mấy “ông” có vốn nhà nước thì không giải quyết được vấn đề gì, vốn lại đi lòng vòng và vẫn là của nhà nước.

“Phải bán cho những cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân không có vốn nhà nước” - ông Hiếu nói.

Hay nói cách khác, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế thực sự, cần phải bán CP của các NHTM cho các tổ chức kinh tế và những cá nhân có tiềm lực tài chính có sự hiểu biết về những đặc thù của ngành tài chính NH để có khả năng tham gia vào quá trình tái cơ cấu NH./.

Tuấn Anh

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
下一篇:Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1