当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ketquade.net 30】Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/4

Giam thue bao ve moi truong doi voi xang,ảmthuếbảovệmôitrườngđốivớixăngdầutừngà<strong>ketquade.net 30</strong> dau tu ngay 1/4 hinh anh 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 23/3, với 100% đại biểu có mặt tán hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trườngđối với xăng, dầu, mỡ nhờn đến hết ngày 31/12.

Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/4/2022) đến hết ngày 31/12/2022 là: Xăng giảm 2.000 đồng/lít, từ 4.000 đồng/lít xuống 2.000 đồng/lít.

Dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm 1.000 đồng/lít, từ 2.000 đồng/lít xuống 1.000 đồng/lít. Mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg, từ 2.000 đồng/kg xuống 1.000 đồng/kg. Dầu hỏa giảm 700 đồng/lít, từ 1.000 đồng/lít xuống mức sàn 300 đồng/lít.

Nhiên liệu bay giữ như mức hiện hành đang được giảm là 1.500 đồng/lít theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 1/1/2023 thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã nêu rõ sự cần thiết ban hành Nghị quyết.

Theo đó, xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô.

Việc giá xăng dầutăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng của người dân; trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp thì cần có giải pháp điều hành để ổn định thị trường xăng dầu trong nước.

Từ cơ cấu các chính sách thuế đối với xăng dầu, giải pháp nghiên cứu điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp phù hợp và cần thiết.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường, đại diện cơ quan thẩm tra, cho biết đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong điều kiện hiện nay để kịp thời góp phần bình ổn thị trường xăng dầu trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu khan hiếm; góp phần hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau dịch COVID-19; bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, Nhà nước.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc ban hành Nghị quyết vì Chính phủ đề xuất giảm thuế chủ yếu do giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng cao trong thời gian qua. Tuy nhiên, giá dầu thô từ mức đỉnh khoảng 130USD/thùng hiện đang dao động quanh mức 100-110USD/thùng.

Do đó, trong bối cảnh hiện nay, việc giảm thuế theo đề xuất của Chính phủ có thể không thực sự cần thiết. Ngoài ra, việc giảm thuế này không thật sự phù hợp với bản chất và nguyên tắc tính thuế của thuế bảo vệ môi trường, không bảo đảm tính công bằng đối với các đối tượng đang chịu thuế bảo vệ môi trường theo Luật Thuế Bảo vệ môi trường; chưa phù hợp với thông lệ quốc tế...

Giam thue bao ve moi truong doi voi xang, dau tu ngay 1/4 hinh anh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TXVN)

Có ý kiến đề nghị không điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường, trong trường hợp cần thiết, Chính phủ nên đề xuất điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để bình ổn giá các mặt hàng xăng dầu.

Ông Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban thống nhất với mức thuế theo đề xuất của Chính phủ đồng thời, thống nhất thời hạn áp dụng Nghị quyết từ ngày 1/4 đến 31/12.

Một số ý kiến đề nghị riêng đối với mặt hàng xăng-là mặt hàng chủ chốt, việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường cần được cân nhắc phù hợp với thực tế diễn biến giá dầu thô trên thị trường thế giới.

Trên cơ sở diễn biến giá dầu thế giới và để bảo đảm hài hòa các mục tiêu, vừa phản ánh đúng bản chất của thuế bảo vệ môi trường, vừa thể hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân, doanh nghiệp, đồng thời để tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động sử dụng công cụ điều hành giá cơ sở, đề nghị đối với mặt hàng xăng chỉ giảm xuống mức 2.500đ/lít, tương đương giảm gần 38% so với mức hiện hành.

Ngoài ra, để góp phần giảm áp lực về nguồn cung xăng dầu trên thị trường trong nước, Chính phủ cần tăng cường công tác quản lý, kịp thời kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trong nước sử dụng đúng quy định đối với lượng xăng dầu dự trữ thương mại của doanh nghiệp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ: Việc điều chỉnh thuế là cần thiết trong bối cảnh hiện nay và phù hợp với Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Về bản chất, có thể dùng các sắc thuế khác để giảm giá xăng dầu nhưng các sắc thuế khác phải trình ra Quốc hội, không đáp ứng được tính kịp thời; do đó, việc trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđể Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/4/2022 đáp ứng được tính cấp bách hiện nay.

Thống nhất với đề xuất của Chính phủ về mức thuế, tuy nhiên, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, về dài hạn phải sử dụng công cụ là thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước, các đại biểu Quốc hội đã có ý kiến cho rằng, đây là mặt hàng thiết yếu và đặt câu hỏi về tính hợp lý của việc chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; xem xét bỏ mặt hàng xăng dầu ra khỏi mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nếu loại ra khỏi mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, mặt hàng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt còn được giảm thuế VAT. Về dài hạn, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu theo hướng này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất giảm thuế, từ đó giảm giá xăng để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong tình hình giá thế giới tăng cao.

Đề xuất này chắc chắn làm giảm thu ngân sách nhưng với tinh thần chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp nên lúc đầu đề xuất mức giảm ít hơn, sau đó có ý kiến các bộ, trong đó có Bộ Công Thương thì đã tăng mức giảm lên.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất xem xét và thông qua Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo thủ tục rút gọn tại một kỳ họp, kỳ họp tháng 3/2022.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các quy định quản lý, điều hành giá xăng dầu, bám sát diễn biến giá thế giới nhưng có đủ các giải pháp để đảm bảo giá xăng, dầu hợp lý, phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân, kiểm soát lạm phát; rà soát, điều chỉnh phù hợp với các khoản thuế, phí, các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức chi phí, định mức hao hụt, định mức lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực dự trữ quốc gia, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu để bình ổn giá thị trường và các giải pháp khác về kinh tế, an sinh xã hội, chú ý các giải pháp đảm bảo nguồn lực, cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện các mục tiêu liên quan đến môi trường, phát triển bền vững./.

分享到: