WB tiếp tục điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam TheăngtrưởngcủaViệtNamđượcdựbáoởmứctrongnădự đoán trận real madrido báo cáo báo cáo “Cập nhật tình hình kinh tế Đông Á- Thái Bình Dương: Đương đầu bão tố” được WB công bố ngày 5/4, phục hồi kinh tế tại khu vực gặp rủi ro từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, chính sách thắt chặt tiền tệ của Hoa Kỳ và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm. Tăng trưởng kinh tế Đông Á- Thái Bình Dương được dự báo đạt tốc độ 5% trong năm 2022 — giảm 0,4 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 10/2021. Nếu tình hình toàn cầu xấu đi và các quốc gia có các chính sách ứng phó yếu ớt, tăng trưởng có thể giảm chỉ còn 4%. Trong đó, những quốc gia có nợ lớn như Lào và Mông Cổ hoặc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Malaysia và Việt Nam đang có nguy cơ với các cú sốc về tăng trưởng và tài chính toàn cầu.
Ông Aaditya Mattoo- chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á-Thái Bình Dương cho biết, Việt Nam là một trong những nền kinh tế trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương được WB điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng. Cụ thể, vào tháng 10/2021, WB dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,5%, đến tháng 1/2022, dự báo tăng trưởng được hạ xuống còn 5,5% và hiện nay mức dự báo tăng trưởng cho Việt Nam đã được giảm xuống còn 5,3% cho năm 2022 trong kịch bản cơ bản, ở kịch bản xấu con số tăng trưởng là 4 %. Theo lý giải của ông Aaditya Mattoo, WB giảm dự báo tăng trưởng bởi vì những khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải trong việc đối phó với biến chủng Covid-19 mới Omicron. Theo ông, Việt Nam trong thời gian đầu rất thành công trong việc kiểm soát Covid-19 nhưng thời gian này Việt Nam là một trong những quốc gia ít thành công hơn khi số lượng ca nhiễm biến chủng mới rất cao, với con số hàng ngày lên tới hàng trăm ngàn ca nhiễm. Một rủi ro khác khiến WB hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam là do Việt Nam là một nước rất thành công trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, là một trong những quốc gia đã tận dụng được nhiều nhất cơ hội từ chuyển dịch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó cũng làm cho Việt Nam dễ bị tổn thương hơn trước các cú shock từ bên ngoài. Nhập khẩu dầu của Việt Nam lên tới 3% GDP, nhập khẩu sắt thép chi phí cũng trở lên đắt đỏ hơn, giá cả cao hơn do tác động của cuộc xung đột Nga- Ukraine, dẫn tới nền kinh tế chịu tác động của những cú shock do cuộc xung đột này cũng như tình hình lạm phát gia tăng trên thế giới cũng lớn hơn. Việt Nam cần làm gì để đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%? Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam cần tập trung làm gì để đối phó với các cú shock và đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2022, vị chuyên gia kinh tế trưởng WB khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam cần phải thành công hơn nữa trong việc xây dựng các hệ thống an sinh xã hội để tăng khả năng chống chịu, giảm thiểu tác động tới người dân. Đồng thời, Việt Nam sẽ phải thận trọng hơn khi xem xét các hệ thống tài chính của mình. Các quốc gia ở trong khu vực sẽ phải nghiên cứu kỹ các biện pháp đưa ra để hỗ trợ cho khu vực tài chính ví dụ như các biện pháp ưu đãi hay tạm thời giãn, giảm lãi suất hoặc tái cơ cấu nợ nhưng không chuyển nhóm nợ. Tương tự, các biện pháp cho hệ thống tài chính ngân hàng do Việt Nam đưa ra sẽ cần phải được nghiên cứu rất kỹ lưỡng. “Các biện pháp do Việt Nam đưa ra cho đến nay đã giúp cho Việt Nam có thể đi xa hơn và cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu nhưng cần làm sao cho sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi này trở nên trở nên tinh vi hơn, cao cấp hơn là việc cần cải thiện trong thời gian tới”- ông Aaditya Mattoo nhận định. Phân tích về việc tác động của các bất ổn toàn cầu đang gia tăng tới lượng vốn FDI vào Việt Nam, ông Aaditya Mattoo nhận định, Việt Nam là một mô hình quốc gia đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều năm qua và thành công trong việc cải thiện vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này giúp cho Việt Nam đạt được tăng trưởng tốt và giảm nghèo tốt trong những năm gần đây. Đưa ra lời khuyên cho Việt Nam, ông Aaditya Mattoo cho rằng, Chính phủ cần tìm ra các giải pháp để phát triển ngành dịch vụ theo chiều sâu, bởi ngành dịch vụ có một tầm quan trọng vô cùng lớn và cần phải tăng được năng suất lao động trong ngành này để nó có thể là một động lực tốt cho việc tăng năng suất cho khu vực kinh tế thực. Để làm được điều đó, tất cả các dịch vụ như hệ thống giao thông vận tải, dịch vụ tài chính kế toán, dịch vụ bảo hiểm… đều phải tốt hơn, tức là các công đoạn của chuối giá trị này đều cần phải được cải thiện. “Việt Nam hiện nay đang tụt lại sau trong phát triển số chuyển đổi số. Đây cũng là một khía cạnh mà chúng ta cần phải chú ý để phát triển nhiều hơn”- ông Aaditya Mattoo nhấn mạnh. |