【bxh bóng đá ngoại hạng anh】IMF, WB, OECD “hiến kế” gì giúp Việt Nam phục hồi kinh tế?

[Nhận Định Bóng Đá] 时间:2025-01-25 20:48:03 来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:119次
Chương trình phục hồi kinh tế sẽ tập trung chủ yếu trong 2 năm 2022-2023
Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2021: Tìm lối phục hồi,ếnkếgìgiúpViệtNamphụchồikinhtếbxh bóng đá ngoại hạng anh phát triển bền vững
"Thiết kế" gói hỗ trợ đủ lớn để kinh tế nhanh chóng phục hồi
IMF, WB, OECD “hiến kế” gì giúp Việt Nam phục hồi kinh tế?
Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: quochoi.vn

Phát biểu tại phiên toạ đàm cấp cao Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 với chủ đề: “Phục hồi và phát triển bền vững” sáng nay, 5/12/2021, ông Francois Painchaud, Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam cho biết, kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi bất chấp các đợt dịch Covid-19 bùng phát.

Tiến trình hồi phục này có lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ phục hồi của các nước phụ thuộc lớn vào tỷ lệ tiêm chủng.

Trong năm 2021, Việt Nam đối mặt với đợt dịch bùng phát lớn hơn và dai dẳng hơn, khiến nền kinh tế gián đoạn nghiêm trọng. Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều thách thức. Hiện, Việt Nam đang gỡ bỏ các rào cản, dần hồi phục lại nền kinh tế.

Đại diện IMF khuyến nghị Việt Nam thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi cần thiết như: Tạo không gian tài khóa dồi dào; tăng chi tiêu cho y tế, tiêm chủng và trợ cấp; tăng cường đầu tư công; hỗ trợ đầu tư tư nhân…

“Mục tiêu phục hồi và phát triển của Việt Nam là có thể đạt được nhưng đòi hỏi những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn, cần phục hồi mạnh mẽ, cải thiện khả năng chống chịu trước đại dịch, quyết liệt cải cách cơ cấu và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Francois Painchaud nhấn mạnh.

Đối với vấn đề phục hồi kinh tế Việt Nam hậu Covid-19, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam đưa ra 4 khuyến nghị.

Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống y tế. Hiện tại, Việt Nam đang làm rất tốt công tác tiêm vắc xin cho người dân với tốc độ bao phủ vắc xin ấn tượng. Do đó, Việt Nam nên tiếp tục đẩy mạnh việc đặt hàng và phân phối vắc xin ngừa Covid-19, đồng thời cũng cần lên kế hoạch phân phối vắc xin trong tương lai; cân nhắc khả năng tái xây dựng hệ thống y tế hậu đại dịch.

Thứ hai, Việt Nam nên cân nhắc việc sử dụng cả chính sách tài khóa và tiền tệ để tái thiết nền kinh tế, đặc biệt là giảm sự cứng nhắc trong hệ thống phân bổ ngân sách, cho phép nguồn vốn được phân bổ dễ dàng hơn giữa các danh mục chi tiêu.

Thứ ba,bà Carolyn Turk cho rằng, Việt Nam cũng nên cân nhắc về tính hiệu quả, không chỉ trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất mà còn phải để tâm đến việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động Chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng trong phục hồi kinh tế, cũng đóng góp vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam nên cân nhắc tới tiêu dùng cá nhân, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, cho người dân.

Các gói hỗ trợ kinh tế tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình đến thời điểm này vẫn còn thấp, có thể cân nhắc gia tăng hỗ trợ. “Tôi tin rằng vẫn còn dư địa tài khóa để làm việc này. Tuy nhiên, để các gói hỗ trợ hiệu quả cần quy trình thực hiện mạnh mẽ, mục tiêu cụ thể, rõ ràng”, bà Carolyn Turk nói.

Ông Patrick Lenain, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế OECD nhận định, nhờ chính sách học cách “sống chung” an toàn với dịch bệnh, các hoạt động kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện đang dần được nối lại.

IMF, WB, OECD “hiến kế” gì giúp Việt Nam phục hồi kinh tế?
Ông Patrick Lenain, Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: quochoi.vn

Tuy nhiên, điều này không đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh trong tương lai. Để hỗ trợ sự phục hồi nền kinh tế, ông Patrick Lenain cho rằng, đầu tiên cần thiết phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, càng sớm càng tốt, bao gồm cả việc triển khai tiêm mũi nhắc lại vắc xin phòng Covid-19.

“Mua vắc xin thôi chưa đủ, việc phối hợp tốt để phân phối, tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, thuyết phục những người còn lưỡng lự đi tiêm chủng cũng là điều cần thiết”, ông Patrick Lenain nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ kinh tế vĩ mô cần phải mạnh mẽ và nhanh chóng. So với các nền kinh tế phát triển, việc triển khai các gói hỗ trợ chính sách còn ít và bị trì hoãn ở nhiều nền kinh tế mới nổi. Điều này dẫn đến sự phục hồi kinh tế thất bại, có nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng dài hạn.

Đánh giá chi tiêu công nhiều hơn sẽ đồng nghĩa với việc nợ nhiều hơn, ông Patrick Lenain lưu ý với Việt Nam, việc lựa chọn các chương trình chi tiêu tốt là điều cần thiết.

“Việt Nam có tiềm năng kinh tế rất lớn. Trước đại dịch, thành tựu kinh tế của Việt Nam rất nổi bật với mức tăng trưởng GDP trung bình gần 7% mỗi năm. Đây là con số rất là cao. Với những cải cách chính sách đúng đắn, chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam sẽ đạt được sự thịnh vượng về kinh tế trong tương lai gần”, ông Patrick Lenain nói.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接