搜索

【báo bóng đá nhận định】Khó khăn lớn nhất của hội nhập là xây dựng nền kinh tế có năng lực cân bằng

发表于 2025-01-25 21:59:33 来源:Empire777

kho khan lon nhat cua hoi nhap la xay dung nen kinh te co nang luc can bang

Theókhănlớnnhấtcủahộinhậplàxâydựngnềnkinhtếcónănglựccânbằbáo bóng đá nhận địnho ông, Việt Nam đã tận dụng được những cơ hội mà hội nhập mang đến chưa?

Hội nhập làm bộc lộ rõ sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, chứ không phải làm cho kinh tế Việt Nam yếu kém. Một người đi trong nhà không vững thì ra đường cũng không vững. Các DN Việt Nam không đủ năng lực hội nhập là do bản thân DN chứ không phải do hội nhập.

Tôi nghĩ là không tốt, không xấu nhưng không xuất sắc. Việt Nam chưa trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, một nước có nền thương mại tiên tiến, do đó hội nhập chưa đem lại những lợi ích căn bản cho xã hội Việt Nam. Biểu hiện trung tâm của sự thành công trong quá trình hội nhập là chúng ta có một nền thương mại hiện đại và một nền công nghiệp tiên tiến. Để có được nó thì phải phấn đấu và song song với đó chúng ta cũng phải cải cách thể chế. Sức ép của hội nhập tạo ra những tiến bộ có chất lượng thể chế. Tuy nhiên, luôn có những lực lượng sử dụng các sức ép quốc tế về kinh tế để tạo ra sức ép thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Đấy là mặt khó khăn và tiêu cực nhất của hội nhập và là vấn đề mà chính quyền phải đương đầu. Cho nên, để cải thiện quan hệ của nước Mỹ với các nước khác, Tổng thống đắc cử Donal Trump vừa cam kết sẽ không đòi hỏi thay đổi chế độ chính trị ở các quốc gia. Tức là ngay cả người Mỹ cũng nhìn thấy mặt tiêu cực của các đòi hỏi của mình.

Vậy khó khăn đối với Việt Nam có phải là hệ thống thể chế vẫn chưa phù hợp với các cam kết của hội nhập?

Điều đó chỉ đúng một phần. Sự thiếu năng lực của nền kinh tế Việt Nam là một trong những yếu tố ngăn cản chúng ta phát triển chứ không phải chỉ có yếu tố thể chế lạc hậu. Thay đổi thể chế là để cải thiện phần nào môi trường kinh tế nhưng không phải biện pháp duy nhất để tạo ra sự tiến bộ kinh tế. Có những thể chế tiên tiến vẫn gây ra khủng hoảng, thậm chí khủng hoảng chính trị. Mỹ là một ví dụ khổng lồ. Sự phát triển sinh ra chênh lệch giàu nghèo, chênh lệch phát triển từ đô thị đến nông thôn, chênh lệch phát triển từ khu vực công nghiệp này đến khu vực công nghiệp khác. Tốc độ phát triển làm rung động toàn bộ quá trình phát triển kinh tế. Đó là vấn đề phải phân tích kỹ, không thể phán đoán bừa bãi được.

Trong quá trình hội nhập, sức cạnh tranh của DN Việt Nam vẫn còn khá yếu, ông phân tích vấn đề này thế nào?

Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam khá yếu là do nền kinh tế Việt Nam không phát triển, chứ không có lỗi gì ở hội nhập. Hội nhập làm bộc lộ rõ sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam, chứ không phải làm cho kinh tế Việt Nam yếu kém. Một người đi trong nhà không vững thì ra đường cũng không vững. Các DN Việt Nam không đủ năng lực hội nhập là do bản thân DN chứ không phải do hội nhập. Chính phủ là một đối tượng tiên tiến trong hội nhập, nhưng phải chiếu cố đến tính không tiên tiến của tất cả các lực lượng còn lại của xã hội.

Ông vừa nhắc đến Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump- người đã tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay khi nhận chức. Việc TPP bị Mỹ “bỏ rơi” có tác động gì đến nền kinh tế Việt Nam, thưa ông?

Chúng ta đang sống bình thường, chúng ta đã bao giờ có TPP đâu! Tại sao phải có một cái lồng để nhốt mình? TPP cũng chỉ là một không gian kinh tế được thiết lập để quản lý các dòng kinh doanh. Đối với các nước tham gia TPP, chúng ta vẫn có các Hiệp định thương mại song phương. Dù là thế hệ mới hay thế hệ cũ thì Hiệp định thương mại tự do (FTA) nào thì cũng đảm bảo tự do kinh tế.

Hội nhập là một xu thế không ai chống lại được nhưng nó không phải chỉ có ưu điểm, hội nhập bao giờ cũng có những trạng thái quá trớn. Việc xuất hiện các yếu tố chống lại hội nhập là phản ứng tức thời của thế giới đối với sự thái quá của quá trình hội nhập. Tiến công vào phố Wall, chống lại toàn cầu hóa ở Davos, tất cả những hành động trên là phản ứng tự nhiên của thế giới. Đừng bao giờ ngạc nhiên là người ta chống lại toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đè bẹp nhiều người, làm nhiều người chết, nhiều người thiệt, vì thế mới có thắng lợi của Donald Trump trong bầu cử ở Mỹ.

Xưa nay có rất nhiều người chống lại toàn cầu hóa nhưng chưa ai biết lợi dụng phong trào chống lại toàn cầu hóa bằng liệu pháp chính trị và có lợi như Donald Trump. Có nhiều người cho rằng, một số biểu hiện cho thấy chủ nghĩa bảo hộ đã quay trở lại. Điều đó không đúng! Các yếu tố của chủ nghĩa bảo hộ luôn thường trực trong mỗi bước đi của toàn cầu hóa để ngăn chặn các xu thế thái quá của nó.

Hội nhập tức là mở cửa đất nước mình theo các thỏa thuận của các hiệp định kinh tế quốc tế, đổi lại, các quốc gia đối tác cũng mở cửa đất nước họ cho hàng hóa của chúng ta vào. Nếu không có hàng hóa để nhập vào thị trường của quốc gia khác thì hoạt động thương mại tự do trở thành hoạt động một chiều, từ họ vào mình. Cho nên khó khăn lớn nhất của hội nhập chính là xây dựng nền kinh tế như thế nào để có năng lực cân bằng với các quá trình xâm nhập hàng hóa của các quốc gia khác. Đó là nguyên lý cân bằng lợi ích quốc gia.

Không chỉ có TPP, Việt Nam vẫn đang tiếp tục hội nhập bằng nhiều FTA khác. Theo ông, tác động của các FTA đến phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ ra sao?

Mỗi FTA đều ẩn chứa các thỏa thuận chính trị giữa các Chính phủ và những thỏa thuận chính trị là những cái không nói ra được. Vấn đề đặt ra là không có TPP chúng ta mất gì và chúng ta được gì. Thay đổi liên quan tới các FTA có nghĩa là thay đổi thái độ của nước Mỹ đối với cộng đồng kinh doanh. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa biết nước Mỹ sẽ thay đổi theo hướng nào thì làm sao có thể biết những thứ có liên quan sẽ thay đổi ra sao. Báo chí Việt Nam, người Việt Nam cần có một thái độ khách quan, biết chờ đợi, biết phân tích.

Ông đánh giá thế nào về sức ép của hội nhập đối với Việt Nam trong thời gian tới?

Sức ép của hội nhập tức là sức ép của cạnh tranh. Cạnh tranh trong hội nhập tức là chạy trên quãng đường dài hơn so với những cuộc cạnh tranh thông thường. Chạy dài hơn mà không có sức khỏe thì không chạy được!

Việt Nam cần phải làm gì để có “sức khỏe” chạy trên con đường hội nhập đó, thưa ông?

Chắc chắn là phải chống tham nhũng. Chỉ nguyên tham nhũng và lãng phí trên quy mô dự án, trên quy mô thể chế kinh tế đã tiêu tốn của Việt Nam rất lớn. Nếu tham nhũng cứ tiếp tục thế này thì không ai làm việc được, các DN không lớn được, nền kinh tế cũng không lớn được. Cho nên, phải chống tham nhũng trong các dự án kinh tế, và chống tham nhũng trong việc điều hành vĩ mô nền kinh tế. Cả hai việc này phải được tiến hành song song với một ý chí như nhau thì Việt Nam mới có tiền đề ban đầu để tích lũy, để DN xây dựng năng lực cạnh tranh của mình.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ông có lời khuyên nào để các DN hội nhập tốt hơn?

DN là một khái niệm rất phức tạp, không thể có lời khuyên chung chung cho các DN được. Các DN lớn phải có những phẩm chất khác các DN bé. Cho nên chỉ có thể nói rằng thông thạo trong việc sử dụng công cụ kiến thức về kinh tế cũng như luật pháp, làm cho chúng ta đỡ thiệt hại trong quá trình hội nhập. Tức là phải hiểu biết về kinh tế thế giới, phải hiểu biết luật lệ của quá trình giao lưu giữa chúng ta với thế giới để không thất thiệt, do đó không mất cảm hứng trong quá trình hội nhập. Khi chúng ta có lợi nhuận thì có thể trích một phần lợi nhuận để hội nhập ở mức sâu hơn.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【báo bóng đá nhận định】Khó khăn lớn nhất của hội nhập là xây dựng nền kinh tế có năng lực cân bằng,Empire777   sitemap

回顶部