当前位置:首页 > La liga

【kqbd ukraine】Vai trò của Hải quan Pháp trong chống hàng giả

vai tro cua hai quan phap trong chong hang gia

Hải quan Pháp kiểm tra phương tiện phát hiện hàng hóa vi phạm.

Xu thế toàn cầu hóa cũng tạo ra những kẽ hở để các tổ chức tội phạm lợi dụng đưa hàng giả vào tiêu dùng bất chấp sức khỏe,òcủaHảiquanPháptrongchốnghànggiảkqbd ukraine sự an toàn của người dân. Các lĩnh vực có hàng hóa bị làm giả rất đa dạng như sản xuất ô tô, điện tử (các thiết bị cầm tay) và nguy hiểm nhất là dược phẩm, mỹ phẩm. Trong báo cáo tổng kết hoạt động năm 2011, Tổng cục Hải quan và Thuế gián thu Cộng hòa Pháp (Hải quan Pháp) đã nhận định sản xuất hàng giả, dù dưới bất cứ hình thức nào, cũng vi phạm quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp và gây bất ổn trong xã hội. Về phần người tiêu dùng, họ sẽ là những nạn nhân đầu tiên của hàng giả. Do đó, trong năm 2011, Hải quan Pháp đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai tốt nhiệm vụ này.

Chống hàng giả vốn được coi là nhiệm vụ truyền thống của Hải quan Pháp. Trên bình diện quốc gia, Hải quan Pháp có vai trò chủ động và được luật pháp thừa nhận trong chống hàng giả, nhất là trong thời điểm hiện nay khi chính quyền của Tổng thống N. Sarkozy chú trọng tới việc kiểm soát biên giới, quản lý nhập cư và hướng tới một nền thương mại hiệu quả.

Trong 15 năm trở lại đây, lượng hàng giả bị bắt giữ tăng lên rất nhanh. Năm 1994, Hải quan Pháp bắt giữ được 200.000 sản phẩm nhưng đến năm 2010 thì con số bắt giữ lên đến 6,2 triệu sản phẩm (chưa tính thuốc lá- một mặt hàng chịu mức thuế cao và được buôn lậu, làm giả nhiều tại châu Âu). Tháng 6-2004, Hải quan Pháp đã xây dựng kế hoạch chống hàng giả và được chính phủ đưa vào trong danh sách ưu tiên. Liên tục trong các năm từ 2009 đến 2011, Hải quan Pháp đều có kế hoạch cụ thể về chống hàng giả, tuân thủ đúng quy định của quốc gia và EU, trong đó tập trung vào chống dược phẩm giả và buôn bán hàng giả trên Interrnet.

Các hoạt động nghiệp vụ hải quan từ khâu kiểm tra trước, trong và sau thông quan đều có liên quan đến thực thi bảo hộ trí tuệ và chống hàng giả. Về mặt tổ chức, Hải quan Pháp đã thành lập đơn vị chuyên trách cấp vùng về xác định trọng điểm (quản lý rủi ro) tại các cảng biển, sân bay và có các đội kiểm soát cơ động kiểm tra người và phương tiện. Ngoài ra, để kiểm soát các giao dịch trên Interrnet, Hải quan Pháp đã thành lập một đơn vị kiểm soát trên mạng (Cyberdouane) để kiểm tra, giám sát hàng chuyển phát nhanh, hàng giao dịch thương mại điện tử.

Về thẩm quyền, Hải quan Pháp có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện nhiệm vụ như thẩm quyền giữ hàng cho phép phong tỏa hàng hóa có nghi ngờ làm giả; thẩm quyền bắt giữ hoặc thẩm quyền kiểm tra hàng hóa và người. Đặc biệt, thẩm quyền điều tra hải quan cũng bao gồm cả việc theo dõi, giám sát tới tận thời điểm giao hàng tại bất kỳ địa điểm nào trên lãnh thổ Pháp. Khi cần thiết, Luật Hải quan cũng cho phép Hải quan Pháp có quyền thực hiện khám xét tại trụ sở doanh nghiệp và nhà riêng.

Riêng đối với hàng hóa giao dịch trên Interrnet, việc can thiệp của cơ quan Hải quan là rất khó khăn vì không thể kiểm soát được việc truyền thông tin (ví dụ như tải bài hát từ Interrnet xuống) hay khi có đơn đặt hàng trên mạng. Tuy nhiên, Hải quan Pháp có quyền giám sát, kiểm tra hàng hóa tại thời điểm giao hàng nhờ vào một hệ thống giám sát phù hợp hoạt động 24/24 để kiểm soát hàng hóa giao dịch trên Internet kể cả hàng giả. Cục Tư pháp Hải quan (SNDJ)-đơn vị chuyên trách về lĩnh vực này, được thành lập năm 2002 có nhiệm vụ thực thi các quy định của Luật Chống hàng giả, Luật Sở hữu trí tuệ.

Trong phạm vi cộng đồng, EU luôn khuyến khích 27 thành viên tăng thẩm quyền cho cơ quan Hải quan để ngăn chặn hàng giả. Hải quan thuộc EU có thể phong tỏa hàng hóa không có nguồn gốc từ cộng đồng châu Âu bị nghi ngờ xâm phạm sở hữu trí tuệ trong 10 ngày. Các cơ quan Hải quan thành viên cũng thường xuyên trao đổi thông tin về chống buôn lậu, hàng giả. Sự hợp tác này được cụ thể hóa trong khuôn khổ kế hoạch hành động của Hải quan châu Âu (được xây dựng khi Pháp nắm giữ vị trí Chủ tịch EU năm 2008) về chống hàng giả trong giai đoạn 2009-2012 với 4 trụ cột chính là: chống hàng giả nguy hiểm, chống tội phạm có tổ chức về hàng giả, chống toàn cầu hóa hàng giả và chống hàng giả trên mạng thông tin toàn cầu.

Hải quan Pháp cũng chú trọng tới việc hợp tác với chủ sở hữu. Quan hệ này được thể hiện dưới hai khía cạnh hoạt động và thể chế. Nhờ đó, việc đấu tranh chống hàng giả trở nên thuận lợi vì trách nhiệm được san sẻ đều cho cả cơ quan Hải quan và chủ sở hữu. Hình thức hợp cũng đa dạng như trao đổi thông tin; lập cơ sở dữ liệu về hàng hóa, sản phẩm cần được bảo hộ ; đào tạo về luật pháp cho doanh nghiệp và giúp nhân viên Hải quan nhận biết hàng giả. Trong năm 2010, đã có hơn 1.290 đề nghị bảo hộ (của các chủ sở hữu của Pháp và các quốc gia khác trong EU) được gửi tới Hải quan Pháp (chiếm khoảng 7% tổng số đề nghị đăng ký bảo hộ của cộng đồng châu Âu).

Pháp cũng có những quy định rõ về xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ và làm hàng giả. Đối với những đối tượng vi phạm, theo điều 414 của Luật Hải quan Pháp thì sẽ bị áp dụng những hình phạt nghiêm khắc từ tịch thu hàng hóa, phương tiện vận tải hoặc thiết bị cất giấu hàng giả. Mức phạt tiền có thể gấp 1 đến 2 lần trị giá hàng gian lận, thậm chí có thể gấp 5 lần nếu như được coi là hoạt động tội phạm có tổ chức. Đối tượng vi phạm có thể phải ngồi tù tối đa là 3 năm và nếu là tội phạm có tổ chức thì thời gian chịu án có thể lên đến 10 năm./.

Vân Anh(Theo HQ Pháp)

分享到: