Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn tại một công ty ở Hà Nội. Ảnh minh họa: TTXVN
Triển vọng của các doanh nghiệp châu Á trong 6 tháng tới được theo dõi bởi chỉ số tâm lý kinh doanh châu Á của Thomson Reuters/Insead đã tăng lên 53 điểm trong quý III,âuÁChỉsốtâmlýkinhdoanhphụchồimạnhmẽltd cup c2 từ mức thấp trong 11 năm là 35 điểm trong quý II, theo cuộc khảo sát trên 103 doanh nghiệp ở 11 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Con số này cũng cao hơn mốc 50 điểm, cho thấy triển vọng tích cực.
Cuộc khảo sát được đưa ra khi việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trên khắp châu Á đã làm giảm áp lực lên các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, mặc dù ghi nhận kết quả khác nhau trong khu vực. Trong khi một số nền kinh tế vẫn đang trong suy thoái, một số khác, như Trung Quốc, đang phục hồi ổn định.
Với hơn 2/3 các doanh nghiệp được khảo sát coi đại dịch là nguy cơ hàng đầu, ông Antonio Fatas, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh doanh Toàn cầu Insead ở Singapore cho hay: “Chúng ta đang hồi phục với một lượng lớn sự không chắc chắn. Nếu chỉ là vì châu Á, tôi nghĩ các con số sẽ khả quan hơn, nhưng thực tế là thế giới không chỉ có châu Á”. Theo đó, ông Antonio Fatas chỉ ra sự không chắc chắn lớn hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã báo cáo số ca tử vong do COVID-19 ở mức cao nhất, trong khi những con số gia tăng ở châu Âu hiện đang đe dọa đóng cửa các khu vực của lục địa này một lần nữa.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy, khoảng 28% doanh nghiệp trong quý III tỏ ra lạc quan về triển vọng của họ, tăng mạnh so với mức 7,6% trong quý II. Khoảng 60% doanh nghiệp được khảo sát cho hay, họ không thuê hoặc sa thải nhân sự trong quý này; ngược lại với cuộc khảo sát của quý II, trong đó 63% tuyên bố họ đã cắt giảm việc làm. Được biết, cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 31/8 - 14/9.
Trong khi các quốc gia ở châu Á đạt được thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 và tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, thì Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo sản lượng trong khu vực sẽ giảm lần đầu tiên trong gần 6 thập kỷ trong năm nay.
Trung Quốc phần lớn đã kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng giữ số ca nhiễm bệnh ở mức tương đối thấp, mặc dù cả 3 quốc gia đều chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ 2. Tuy nhiên, ở một số nơi khác trong khu vực, dịch bệnh đang trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn như tại Ấn Độ, số ca nhiễm bệnh được báo cáo ở mức cao thứ 2 trên toàn cầu.
Ông Satish Shankar, đối tác quản lý khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Công ty Tư vấn Quản lý Bain & Company nhận định, nhiều doanh nghiệp trong khu vực sẽ “cần chuyển đổi về cơ bản mô hình kinh doanh của họ” để tồn tại; đồng thời nói thêm rằng, sự phục hồi kinh tế của châu Á sẽ có “mối liên hệ chặt chẽ” với sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Đáng chú ý, nền kinh tế Trung Quốc đã mở rộng 3,2% trong quý II và có thể sẽ tăng trưởng trong năm nay.
THANH NGÂN
(Lược dịch từ Reuters)