当前位置:首页 > World Cup > 【danh sách ghi bàn nha】Cảnh báo tình trạng thu gom nông sản non

【danh sách ghi bàn nha】Cảnh báo tình trạng thu gom nông sản non

2025-01-25 21:17:12 [Cúp C2] 来源:Empire777

Sau thời gian tạm lắng dịu,ảnhbotnhtrạngthugomnngsảdanh sách ghi bàn nha tình trạng thu gom nông sản non một cách bất thường, với hình thức mua bán ngày càng công khai hơn đang nhộn nhịp trở lại ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Thương lái đang ồ ạt đến các vùng nông thôn thu gom cau non trong dân.

Hiện các thương lái đang len lỏi vào những vùng nông thôn để thu gom các sản phẩm trái cây còn “chưa đầy tháng” như cau, cam, mít... khá bất thường. Cụ thể, mới đây bà Nguyễn Thị Vân, ở phường III, thành phố Vị Thanh, đã bán cho thương lái gần 35kg cau non, có kích cỡ trái chừng 2 ngón tay nhập lại với mức giá rẻ bèo, 3.000 đồng/kg. Cho nên tổng số tiền mà bà Vân thu được cho vụ mua bán kể trên chỉ vỏn vẹn 103.000 đồng.

Bà Vân cho hay: “Sao lúc này giá bèo quá, chứ hồi trước có thời điểm tôi bán được 7.000-8.000 đồng/kg, có lúc lên được tới mười mấy ngàn đồng, nhưng hiếm hoi lắm. Mấy người đó biết chỗ tôi có trồng cau rồi tự động tìm đến mua, chứ mình đâu có biết họ là ai, ở nơi nào đến? Đôi khi thắc mắc rồi hỏi nhưng họ chẳng cho biết lý do. Tôi có nghe báo chí đưa tin về chuyện thu mua cau non. Tuy nhiên, thay vì mình để nó rụng thì cứ bán được đồng nào hay đồng đó. Số tiền không nhiều, song cũng trang trải lặt vặt trong gia đình”.

Trao đổi với người đang thu mua cau non của bà Vân, chúng tôi được biết chị này có tên là Mộng Cầm, chuyên thu gom cau non để bán lại cho vựa ở tỉnh Sóc Trăng. Trung bình một ngày, hai vợ chồng chị này mua được khoảng 180-200kg cau non, lợi nhuận bình quân khoảng 2.000 đồng/kg. Chị Cầm cho hay, thời điểm trước tết thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg, nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn do nguồn cung khan hiếm.

Khi đặt vấn đề về mục đích thu mua, chị Cầm cho biết: “Vựa đặt hàng thì tôi đi tìm mua thôi, chứ chẳng biết người ta mua đem đi đâu, và mua để làm gì. Nghe nói là mua về để sấy khô gì đó. Song họ chỉ chọn trái bằng 2 ngón tay thôi, chứ lớn hơn người ta không chịu lấy hàng đâu”. Tương tự, có dịp đến địa bàn ấp Đông Sơn, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, người đi đường không khỏi tò mò bởi các tấm biển có nội dung “Thu mua cam non - muốn bán phải liên hệ trước” được dựng một cách công khai ven đường.

Trong vai người có nhu cầu bán cam non, chúng tôi tiếp xúc với một chủ vựa thu mua trái cây có tên Thanh. Chị này khẳng định: “Ở đây tôi có mua cam non, nhưng chỉ lấy những trái to bằng đầu ngón tay thôi. Chứ lúc này tôi đoán là cam của nhà em đã nghịch mùa rồi, nên trái đã lớn hơn cườm tay sẽ không có ai chịu thu vào đâu. Tại đây giá cam non tôi mua ở mức 4.500 đồng/kg”.

Nhận định tình hình trên, ông Trần Hồng Đức, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho rằng: “Thời gian qua, trên địa bàn Châu Thành có xuất hiện trường hợp thu mua cam non. Tuy nhiên, sản phẩm bà con bán chủ yếu là những trái không đạt và bị loại trong giai đoạn đầu. Thay vì lặt bỏ, thì bà con gom bán kiếm thêm thu nhập nên không ảnh hưởng đến năng suất, sự phát triển của cây trồng. Riêng động cơ thương lái thu mua là gì thì chúng tôi chưa rõ”.

Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hậu Giang, cho hay: “Hiện, chúng tôi đã ghi nhận thông tin thương lái thu gom các mặt hàng cau non, cam non ở nhiều địa phương trong tỉnh. Cho nên tới đây, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan vào cuộc tìm hiểu mục đích, động cơ của thương lái thu mua những sản phẩm đó là gì để sớm có cơ sở cảnh báo người dân”.

Còn nhớ, trong năm vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã từng diễn ra tình trạng thương lái rầm rộ thu gom lá mãng cầu xiêm, cau non, cam non khiến dư luận không ít hoài nghi về hiện tượng lạ đời này. Nhất là người dân cảm thấy lo lắng trước tình hình mua bán bất thường đó có nguy cơ tác động tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài ở vùng nông thôn.      

Bài, ảnh: KỲ ANH

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读